Tập đoàn Pháp muốn làm cao tốc Việt Nam: Học được gì?

Thứ hai - 08/08/2016 22:35 819 0
Việt Nam đang phát triển mạnh mạng lưới đường cao tốc nhưng việc quản lý và vận hành lại chưa có kinh nghiệm.

Cơ hội

Lãnh đạo Tập đoàn Vinci Concessions (Pháp), doanh nghiệp hàng đầu thế giới về xây dựng và nhượng quyền cơ sở hạ tầng vừa bày tỏ muốn được hợp tác trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ quản lý, vận hành đường cao tốc và đầu tư phát triển các dự án đường cao tốc mới tại Việt Nam.

Đánh giá đây là cơ hội cho Việt Nam, chuyên giao giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Việt Nam đang phát triển mạnh mạng lưới đường cao tốc nhưng việc quản lý và vận hành lại chưa có kinh nghiệm. Sự thiếu kinh nghiệm này thể hiện rất rõ qua những bất cập về mức thu phí, bố trí mạng lưới đường cao tốc... trong thời gian qua.

Tap doan Phap muon lam cao toc Viet Nam: Hoc duoc gi?
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

"Làm thế nào mức thu phí trên đường cao tốc phù hợp với nền kinh tế, với mức sống của người dân, đồng thời vẫn đảm bảo giao thông không bị ùn tắc? Lâu nay chúng ta cứ nghĩ nối điểm A và điểm B lại với nhau là thành đường cao tốc, phấn đấu để đạt bao nhiêu nghìn cây số đường cao tốc... Đó là những điều không hợp lý. Đường cao tốc nói riêng và đường giao thông nói chung phụ thuộc vào lưu lượng đi lại, lưu lượng hàng hóa và hành khách, nơi nào hàng hóa và hành khách đi nhiều thì mới có đường và xây dựng đường ở mức độ bao nhiêu thì hợp lý... Tất cả những cái đó Việt Nam chưa hề nghiên cứu kỹ dù đã có quy hoạch.

Mặt khác, quản lý đường cao tốc thế nào để đảm bảo lưu lượng đi lại, vừa nâng cao tốc độ lưu thông vừa đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả là vấn đề Việt Nam cần lưu ý. Để làm được điều đó, chúng ta phải học cách sử dụng các hệ thống giao thông thông minh, thiết bị mới để điều hành, theo dõi, giám sát và điều khiển. Đó là lại những lĩnh vực mà các nước tiên tiến như Pháp có rất nhiều kinh nghiệm.

Bởi thế, nếu Việt Nam hợp tác với Tập đoàn Vinci và được họ truyền cho những kinh nghiệm nói trên để ứng dụng thì sẽ mang lại tính khả thi và hiệu quả hơn khi xây dựng đường cao tốc trong nước", TS Nguyễn Xuân Thủy phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, đối với việc Vinci muốn đầu tư phát triển các dự án đường cao tốc mới tại Việt Nam, lựa chọn hay không là quyền của Việt Nam. Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố như: công nghệ, tính hiệu quả, giá cả, lòng tin và tính nghiêm túc trong thi công.

Chẳng hạn, khi Việt Nam hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc, lòng tin và sự chân thành không tốt nên sự hợp tác giữa hai bên khó khăn. Nếu giá cả của Pháp hợp lý, suất đầu tư của họ phù hợp thì Việt Nam sẽ chọn. Lâu nay, đường cao tốc của Việt Nam vẫn bị coi là đắt đỏ, chây ì, kéo dài, chi phí đền bù quá lớn, lợi ích nhóm dẫn đến tiêu cực..., tất cả đều khiến giá đội lên.

"Nếu doanh nghiệp Pháp qua Việt Nam đầu tư và muốn tham gia xây dựng các dự án cao tốc mới mà Việt Nam có các thông số, tiêu chí so sánh để thấy có lợi cho mình thì chúng ta chấp nhận. Hơn nữa, hợp tác với các nước tiên tiến như Pháp, Việt Nam có cơ hội được sử dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến của họ. Thời gian đầu, nhà đầu tư ngoại có thể mang một số thiết bị xây dựng hiện đại, công nghệ cao sang Việt Nam khiến chi phí tăng lên, nhưng trong quá trình làm nếu chúng ta vận dụng, khai thác tốt  thì chi phí có thể giảm xuống, đồng thời nâng cao chất lượng đường cao tốc của Việt Nam. Đó cũng là điều nên làm", TS Thủy nói.

Sẵn sàng nhận đầu tư nếu...

Thứ hai, phải có một khung giá cả, tránh để xảy ra trường hợp đội giá như tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, muốn tăng bao nhiêu thì tăng. Các nhà chuyên môn Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược phải tính toán khung giá cả này, trong đó chỉ rõ trong điều kiện đặc biệt nào thì được tăng, tăng với mức bao nhiêu, trường hợp vượt quá đối tác phải tự bỏ tiền ra làm...

Thứ ba, phải đảm bảo thời hạn bởi thời hạn càng kéo dài chất lượng công trình càng giảm đi, kéo theo thiệt hại về kinh tế.

Thứ tư, phải có sự chân thành và lòng tin khi làm việc. Khi hợp tác với Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thu lợi về cho họ nhưng bản thân các nhà đầu tư đó phải có thực tâm và trách nhiệm đóng góp để kinh tế Việt Nam phát triển, không phải muốn làm gì thì làm, gây khó khăn cho phía Việt Nam. Ngay cả khi các đối tác này cho Việt Nam vay vốn ODA với lãi suất thấp nhưng làm với tinh thần chểnh mảng, gây khó khăn, chây ì..., Việt Nam cũng không nên làm ăn để tránh lợi bất cập hại.

Thứ năm, tuyệt đối đảm bảo an toàn và tránh gây ô nhiễm môi trường.

"Các đối tác phải đảm bảo 5 yếu tố trên thì Việt Nam mới ký hợp đồng. Đặc biệt, với những đối tác có vấn đề về tiến độ, chất lượng, giá cả..., Việt Nam cần kiên quyết ngừng hợp tác nếu họ không chịu cải thiện, tìm đối tác khác để dự án không bị kéo dài, bị động như một số dự án chúng ta đã làm với Trung Quốc", TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

Điều kiện để Vinci mua quyền khai thác đường cao tốc Việt Nam

Một điểm đáng lưu ý là Tập đoàn Vinci của Pháp cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trong việc mua quyền khai thác các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.

TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá đây cũng là điều đáng mừng cho ngành giao thông Việt Nam, vừa có thể giảm nhẹ gánh nặng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách Nhà nước, vừa học tập được cách quản lý của quốc gia tiên tiến, nhất là sử dụng công nghệ hiện đại, hệ thống giao thông thông minh.

"Một khi chính phủ Việt Nam có chủ trương nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc thì tập đoàn Pháp có thể tham gia đấu thầu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác để mua quyền khai thác đường cao tốc ở Việt Nam. Đây cũng là chuyện bình thường của kinh tế thị trường", vị chuyên gia giao thông nói.

Câu hỏi đặt ra là sau khi chuyển nhượng quyền khai thác đường cao tốc, việc quy định mức giá thu phí các tuyến đường này do đơn vị nào đề xuất và quy định, làm sao để có mức giá hợp lý? TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, khi đã chấp nhận cho  nhà đầu tư mua quyền khai thác đường cao tốc, chắc chắn Việt Nam phải có cơ chế rõ ràng, thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định rõ, nếu nhà đầu tư mua quyền khai thác đường cao tốc sẽ phải đảm bảo những điều kiện gì.

"Chẳng hạn, giá cả phải hợp lý, phải đảm bảo chất lượng đường cao tốc, đường hỏng chỗ nào phải bỏ tiền ra sửa thì mới được thu phí. Mức thu phí phải minh bạch, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng Việt Nam. Phải đảm bảo tuân thủ luật pháp Việt Nam, nộp thuế đầy đủ, phối hợp tốt với doanh nghiệp Việt trong vấn đề giao thông, không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Phải thực hiện đúng các quy định về tài chính cũng như an ninh nói chung của chính phủ Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài... Tóm lại, phải có cơ chế ràng buộc kỹ để đảm bảo quyền lợi quốc gia", TS Thủy lưu ý.

Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, việc nhượng quyền khai thác đường cao tốc cho các nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước sẽ giúp ngành GTVT Việt Nam có ngay khoản tiền để đầu tư các tuyến đường khác. Riêng với Vinci Consessions (chữ Consession đã nói rõ lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của tập đoàn), lợi thêm về công nghệ và kinh nghiệm thu phí hiện đại, sẽ giảm ít ra cũng 20% chi phí cho các giải pháp thu phí thủ công hoặc bán thủ công.

Hơn nữa, công tác duy tu bảo trì cao tốc sẽ được quan tâm theo thông lệ thế giới, không bỏ bê chụp giật như các BOT thu phí hiện nay ở Việt.

Một cái lợi khác, theo TS Phạm Sanh, đó là Việt Nam học tập được cách quản lý của người Pháp, tính minh bạch và trách nhiệm cao của một trong những tập đoàn xây dựng uy tín của Pháp.

Thành Luân

Trước đó, một số quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc... cũng sẵn sàng cho Việt Nam vay ODA để phát triển hạ tầng giao thông. Khẳng định điều đó cho phép Việt Nam được quyền lựa chọn tùy thuộc vào dự án nào có lợi hay bất lợi, TS Thủy cũng chỉ ra một số vấn đề Việt Nam cần lưu ý khi tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt khi chúng ta đã có nhiều bài học về việc vay và sử dụng vốn ODA từ Trung Quốc.

Theo đó, dù hợp tác với nước nào đi nữa, các nhà đầu tư phải đảm bảo những điều sau:

Thứ nhất, công nghệ đó phải là công nghệ tiên tiến. Phía Việt Nam phải đến tận nơi tìm hiểu, nghiên cứu nắm được đối tác làm được gì, hiệu quả như thế nào, làm ở nước nào và công nghệ đó có hiện đại không để tránh mang "rác công nghệ" về Việt Nam.

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay5,615
  • Tháng hiện tại53,113
  • Tổng lượt truy cập41,233,714
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây