Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ ba - 07/06/2016 23:246380
Tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ hiên diện ở Biển Đông hơn 3 tháng nay, thách thức những đòi hỏi chủ quyền và những đe dọa gây rối của quân đội Trung Quốc.
Tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis được Hải quân Mỹ huy động đến Biển Đông hồi đầu tháng 3 kể từ khi Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Tàu Stennis tuần tra và tham gia tập trận với các đồng minh châu Á ở khu vực này trong suốt tháng 5.2016 và vẫn còn tiếp tục ở ngoài khơi Biển Đông. Sự hiện diện của tàu sân bay Stennis gửi đi một thông điệp không cần che đậy của Mỹ, đó là Washington không công nhận bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Navy Times hôm 6.6.
“Đi đến đâu tôi cũng được nghe mọi người hỏi về Biển Đông và cả sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực này. Và tôi nói với mọi người rằng mọi thứ đều ổn vì chúng tôi đang có tàu sân bay John C. Stennis ở ngoài đó, trên Biển Đông”, đô đốc John Ric-hardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ phát biểu khi ông đi thăm con tàu này trong 2 ngày 5 - 6.6.
Phó Thủ tướng Campuchia Tea Banh phản bác chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắm vào hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đô đốc Ric-hardson nói với các thủy thủ trên tàu Stennis rằng con tàu là một sự đảm bảo quan trọng của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, rằng Washington đang thực hiện cam kết của mình ở Biển Đông, theo thông cáo của Hải quân Mỹ được Military trích dẫn.
Tư lệnh Hải quân Ric-hardson là quan chức quân sự cao cấp thứ hai của Mỹ ra Biển Đông và thăm tàu Stennis trong năm 2016. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trước đó đã thực hiện chuyến thăm tàu này đầu tiên hồi tháng 4.2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu sân bay John C. Stennis trên Biển Đông, tháng 4.2016 BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
"Đó rõ ràng là một biểu tượng của sức mạnh. Mỹ đang cố gắng chứng minh rằng dù không liên quan nhưng Mỹ vẫn có quyền tự do di chuyển ở nơi mà một thế lực khác đang muốn thiết lập sự thống trị của mình", Bryan Clark, sĩ quan hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là nhà phân tích của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (Mỹ) nhận định.
Washington tuyên bố tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải và tuần tra trên biển cũng như trên không ở Biển Đông, bất chấp phản đối và đe dọa gây rối của quân đội Trung Quốc.
Đô đốc Ric-hardson từng tuyên bố hồi tháng 3.2016 rằng Hài quân Mỹ phải tăng cường hiện diện ở Biển Đông vì lo ngại Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự hóa ở vùng biển này trong khi chờ đợi phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Bắc Kinh lâu nay nói không công nhận tòa trọng tài cũng như phán quyết của tòa này.
Tàu sân bay Stennis cũng sắp hoàn thành đợt tuần tra ở Biển Đông, và được thay thế bởi tàu sân bay Ronald Reagan vừa hoàn tất việc bảo trì ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, theo Navy Times. Tàu Ronald Reagan đã rời quân cảng Yokosuka ngày 4.6 để xuống Biển Đông tham dự cuộc tập trận CARAT ở Philippines (từ 6 - 10.6.2016).