![]() |
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima |
Sự cố Fukushima - thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua sau thảm họa tại nhà máy Chernobyl vào năm 1986, là kết quả của sự "thông đồng" giữa chính phủ Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và cơ quan điều hành nhà máy Fukushima - Công ty điện lực Tokyo (TEPCO).
ủy ban điều tra độc lập về thảm họa Fukushima còn chỉ ra những vấn đề liên quan tới quá trình giải quyết sự cố giữa công ty TEPCO và cựu thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan - người đã từ chức vào hồi năm ngoái sau khi liên tục nhận được sự chì trích về snhững phản ứng chậm chạp trong xử lý sau thảm họa.
Bản báo cáo của ủy ban này khẳng đinh: "Tai nạn Fukushima là kết quả của sự "thông đồng" giữa chính phủ Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và công ty TEPCO, cũng như sự thiếu quản lý của các bên".
Trước đây, giới lãnh đạo Nhật Bản cho biết nhà máy điện hạt nhân Fukushima được trang bị đầy đủ và đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn theo quy định của thế giới.
Tuy nhiên, khi trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra, một số lò phản ứng tại nhà máy đã bị tan chảy, phát tán các chất phóng xạ và buộc 150.000 người phải đi sơ tán. Trong đó, nhiều người đã không bao giọ dám trở về nhà sau thảm họa.
Những kết luận được đưa ra trong bản báo cáo của ủy ban điều tra cho thấy thiệt hại do động đất đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới quyết định cho tái khởi động các lò phản ứng hiện đang bị ngừng hoạt động để bước vào giai đoạn bảo dưỡng và kiểm tra mức độ an toàn trong nhiều tháng qua kể từ sau thảm họa Fukushima.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng thông báo về hoạt động của một đới đứt gãy nằm ngay dưới khu vực nhà máy điện hạt nhân Ohi, phía tây Nhật Bản nằm dưới sự quản lý của Công ty điện lực Kansai - nơi đã chính thức tái khởi động lò phản ứng số 3 và bắt đầu tải điện lên lưới điện quốc gia vào sáng sớm hôm nay (5/7).
Trong khi đó, lò phản ứng số 4 tại nhà máy Ohi cũng sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng này.
Hai lò phản ứng số 3 và 4 tại nhà máy Ohi đã nhận được sự phê chuẩn của chính phủ Nhật Bản để tái sản xuất điện nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện tại quốc gia này.
Bản báo cáo trên thuộc 1 trong 3 ủy ban điều tra độc lập về thảm họa hạt nhân Fukushima, diễn ra trong thời gian 6 tháng sau 900 giọ lắng nghe, phọng vấn hơn 1.100 người.
Nhiều chi tiết gây sốc về thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima cũng đã được tiết lộ trong đó có việc TEPCO hoàn toàn không có phương án đối phó với thảm họa sóng thần lớn như trận sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái. Quá trình phản ứng khắc phục sự cố diễn ra hết sức hỗn loạn giữa chính phủ Nhật Bản và cơ quan quản lý nhà máy cũng đã được công bố trước dư luận.
Bản báo cáo đã chỉ ra hàng loạt những cơ hội bị bọ lỡ trong việc ngăn chặn thảm họa hạt nhân, quá trình vận động hành lang của các công ty điện hạt nhân cũng như tư duy "an toàn không có thật" được truyền bá trong ngành công nghiệp năng lượng này.
Trong những thập kọ· qua, Nhật Bản luôn cho rằng điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ và an toàn. Trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima, điện hạt nhân cung cấp 30% tổng nhu cầu điện năng của toàn Nhật Bản.
Do không có sự chuẩn bị trước, nên những biện pháp đối phó với những thảm họa nghiêm trọng được áp dụng tại Nhật Bản đã được thực thi không hiệu quả so với những biện pháp đối phó của quốc tế và chính những hoạt động này đã làm trì hoãn quá trình xử lý dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay.
đặc biệt, TEPCO bị chì trích nặng nề về việc cắt giảm chi phí đảm bảo độ an toàn hoạt động của nhà máy điện hạt nhân do những năm qua, điện hạt nhân trở thành ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp. Trong khi tiêu chí an toàn phải được đưa lên hàng đầu thì nó lại phải chịu cảnh bị cắt giảm chi phí đầu tư để nhưọng lại cho những ưu tiên quản lý khác.
Tuy nhiên, trong báo cáo điều tra nội bộ được công bố vào tháng trước, TEPCO đã phủ nhận trách nhiệm khi cho rằng thảm họa sóng thần lớn "bất ngọ" vào hồi tháng 3 năm ngoái mới là thủ phạm gây ra tai nạn rò rỉ hạt nhân. Song TEPCO thừa nhận họ đã không nhận thức trước được những hậu quả khi không trang bị đầy đủ các biện pháp đối phó trước thảm họa.
TEPCO hiện đang phải chi trả khoản tiền khổng lồ cho công cuộc đền bù, dọn dẹp sau thảm họa. đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhà máy buộc phải quốc hữu hóa vào hồi tháng trước và nhận khoản tiền trị giá 1 ngàn tọ· Yên (gần 13 tọ· USD) từ nguồn công quỹ.
minh thu
à kiến của bạn
MINH TRI (14:02 - 08/07/2012)
NHIọ€U NƯỊC TRÊN THẾ GIỊI đANG CÂN NHẮC THẬN TRọŒNG KHI XÂY Dọ°NG NHÀ MÃY Điọ†N HẠT NHÂN Trên thế giới đã chứng kiến thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina, hậu quả đã kéo dài đến ngày nay cũng chưa khắc phục được hoàn toàn. Vừa qua Tập đoàn Điện năng Tokyo (TEPCO) rút lui khọi dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. đây không phải động thái đầu tiên của TEPCO. Trước đây, vào tháng 7-2011, sau thảm hoạ Fukushima, TEPCO cùng đã từng từ bọ một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Turkey với lý do tương tự. Qua tìm hiểu cụ thể tại đất nước Nhật bản, để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bọ phí, và lượng nhiệt thừa này đang được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển! Lượng nước này có thể làm nóng bọ biển quanh Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần! Các sinh vật biển quanh nhà máy Điện hạt nhân không thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và có thể khẳngđịnh ngoài nguyên nhân khí C02 làm Trái đất nóng lên, thì lượng nhiệt thừa từ lò hạt nhân thải ra biển cũng góp phần đáng kể làm trái đất nóng lên. Chính vì lý do như vậy, nhiều nước trên thế giới như đức,Thụy sỉ, Bỉ,Nhật vv…tuyên bố đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, không phát triển nhà máy điện hạt nhân. đối với nước ta để phát triển kinh tế, cần phát triển năng lượng điện là cần thiết, nhưng nên phát triển loại năng lượng nào mà nước ta hiện nay có lợi thế so sánh , phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh. Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện cũng như điện hạt nhân bằng mọi giá( thuận lợi hiện nay nước ta chưa triển khai nhà máy điện hạt nhân), vì tác động rất lớn đến môi trường. Lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi, năng lượng gió(Phong điện) . đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả .Cần thiết nên triển khai ở các tỉnh ven biển, các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trưọnng Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhọ. để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. MINH TRÃ
Nguồn tin: infonet.vn