Thành lập Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội

Thứ hai - 02/07/2012 06:11 2.132 0
Sáng 30.6, tại thị xã La Gi (Bình Thuận), Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận và UBND thị xã La Gi đã chính thức công bố thành lập "Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội".

 

đây là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên của thị xã La Gi và là nghiệp đoàn thứ 3 của tỉnh Bình Thuận.

Trước đó, tỉnh Bình Thuận đã thành lập hai nghiệp đoàn tương tự tại phưọng Bình Hưng (TP.Phan Thiết) và tại xã Tam Thanh (huyện đảo Phú Quý).

Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội có 15 chiếc tàu công suất lớn trên 900 CV và 150 ngư dân làm đoàn viên. Nghiệp đoàn Phước Hội có ban chấp hành do ngư dân Nguyễn Hữu Châu làm chủ tịch.

 Th� nh lập nghiệp đo� n khai thác thủy sản Phước Hội - 1
Tất cả 15 tàu cá của Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội đều được gắn logo

Phát biểu tại buổi lễ công bố thành lập Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội, Phó bí thư thưọng trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HđND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc thành lập các nghiệp đoàn trong đánh bắt hải sản không chỉ nhằm phát triển sản xuất trên biển mà còn để bà con ngư dân giúp nhau trong công tác tìm kiếm cứu nạn. đặc biệt trong bối cảnh phức tạp trên biển đông hiện nay thì các nghiệp đoàn còn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngay sau lễ thành lập Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội, Công đoàn Bộ Quốc phòng, Công đoàn ngành dầu khí Việt Nam và Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam đã ủng hộ 20 suất học bổng cho con em các đoàn viên nghiệp đoàn Phước Hội, đồng thời tặng 40 triệu đồng và công bố xây tặng hai căn nhà tình thương cho ngư dân.

 Th� nh lập nghiệp đo� n khai thác thủy sản Phước Hội - 3
Nhiều tàu cá đang neo đậu tại cảng cá La Gi, tỉnh Bình Thuận

Cũng tại buổi lễ này, Chủ tịch Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam Bạch Quốc Khang đã chính thức phản đối việc Trung Quốc tuyên bố cho đấu thầu 9 lô dầu khí trên vùng biển Việt Nam.

Tin, ảnh: Quế Hà

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (1)
MINH TRÍ - BMT
CẦN PHÁT TRIọ‚N CÁC NGHIọ†P đOÀN NGHọ€ CÁ HOẶC Tọ” Họ¢P TÁC SẢN XUẤT KHAI THÁC HẢI SẢN VÙNG BIọ‚N ọž CÁC TọˆNH
Vừa qua một số tỉnh duyên hải miền trung như tỉnh Quảng Nam, TP đà Nẵng... cho phép thành lập Tổ hợp tác sản xuất khai thác hải sản. đối với tỉnh Bình Thuận cho phép thành lập các nghiệp đoàn khai thác hải sản. Các Tổ hợp tác sản xuất cũng như các Nghiệp đoàn nghề cá không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển, mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường, sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy lùi việc xâm lấn ngư trường của tàu nước ngoài.
Trong thời gian vừa qua có nhiều tàu lạ liên tục tấn công vào thuyền của bà con ngư dân , uy hiếp tinh thần đe dọa về tính mạng, làm hư họng thuyền đã làm tổn thất đến tài sản của ngư dân, nhưng với tinh thần yêu nghề gắn biển, gắn quê hương tổ quốc, ngư dân không nản lòng vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục ra biển khai thác hải sản. Có thể nói mỗi ngư dân là mỗi chiến sỉ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam thân yêu. đây là mô hình rất cần thiết trong tình hình hiện nay, đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên nhân rộng đến các tỉnh có vùng biển, đảo. Nhà nước cũng sớm có chính sách hỗ trợ cho ngư dân thống nhất trong phạm vi cả nước.
Trước tiên Nhà nước tạo điều kiện về vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, cho ngư dân vay đóng thuyền với quy mô công suất lớn hơn, để ngư dân có thể khai thác hải sản thời gian lâu hơn. Ngư dân là một lực lượng lao động rất lớn trên biển, cần tập hợp để tạo sức mạnh, nếu ở trong độ tuổi theo Luật dân quân tự vệ, thì hàng năm cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm huấn luyện cho đối tượng này. Nên thành lập lực lượng Dân quân cơ động trên biển phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết, trong công tác tuần tra vùng biển thềm lục địa thuộc hải phận của nước ta. Có như vậy ngư dân mới được hưởng các chính sách của nhà nước, trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, nếu xảy ra bị xâm hại đến bản thân mình, gia đình thân nhân không bị thiệt thòi. Ngư dân là lao động chính trong gia đình, người phụ nữ phụ thuộc ở nhà không làm gì con cái thì quá đông, những năm qua có những trường hợp thuyền đi đánh bắt hải sản, do bị thiên tai bão lụt bất ngọ không kịp thời vào bọ lánh nạn, người chồng không trở về nữa, người vợ không biết làm gì để nuôi con mình, đây là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên có đề án đào tạo nghề cho phụ nữ ở các làng chài , tạo công ăn việc làm cho họ , như vậy người chồng có đi đánh bắt hải sản cũng rất yên tâm. Bộ Tài chính nghiên cứu sớm có văn bản cho phép thành lập Qũy hổ trợ ngư dân, hướng dẫn nguồn trích qũy và sử dụng qũy cho đúng quy định của pháp luật .

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay7,684
  • Tháng hiện tại95,953
  • Tổng lượt truy cập41,380,153
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây