"Tháo khóa, rộng cửa" để thực thi bọ phiếu tín nhiệm

Thứ hai - 28/05/2012 09:57 1.358 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Hôm nay 28.5, QH bắt đầu thảo luận về đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, và một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận là việc QH bọ phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn.

đã có nhiều câu họi đặt ra về việc vì sao quy định bọ phiếu tín nhiệm đã được nêu trong bản Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), và sau đó được quy định khá chặt chẽ trong luật Tổ chức QH năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007), luật Hoạt động giám sát của QH, luật Kiểm toán Nhà nước… nhưng đến nay vẫn chưa một lần được thực thi, nguyên Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của QH, tiến sĩ Vũ đức Khiển, khẳng định: bọ phiếu tín nhiệm vẫn chưa một lần được thực hiện trên thực tế "bởi những quy định ngặt nghèo nhưng lại thiếu những hướng dẫn chi tiết để có thể áp dụng".

 

 
 

Trên thế giới, để đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm chức danh nào đó, người ta cũng bắt đầu từ tranh luận chế độ tín nhiệm tại QH rồi mới quyết định bọ phiếu, sau khi thảo luận thấy tín nhiệm có vấn đề mới bọ phiếu, còn thảo luận thấy sáng rõ rồi thì không thể đưa ra bọ phiếu tín nhiệm, chứ nếu bọ phiếu tràn lan như ta định làm, rất có thể có người "chết oan"

 

TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng QH

 

Một cửa nhiều khóa

Phân tích ở góc độ pháp luật, ông Khiển chỉ ra sự bất cập trong các quy định hiện hành, trước tiên là điểm 7, Điều 84 của Hiến pháp 1992 quy định QH bọ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn mà "không quy định ngay trong Hiến pháp những nội dung quan trọng về tiêu chí để đưa ra bọ phiếu tín nhiệm, trình tự, thủ tục bọ phiếu tín nhiệm đối với người không được đa số đBQH tín nhiệm và giới hạn những người có thể đưa ra bọ phiếu tín nhiệm chứ không phải tất cả những người được QH bầu và phê chuẩn".

Mặt khác, Điều 12 và Điều 50 của luật Tổ chức QH năm 2002, Điều 44 luật Hoạt động giám sát của QH; khoản 2 Điều 27 Quy chế hoạt động của ủy ban TVQH quy định là đBQH có quyền kiến nghị ủy ban TVQH xem xét, trình QH bọ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH bầu và phê chuẩn. Nhưng, cũng tại một số điều luật đó còn có nội dung khác, theo ông Khiển "rất đáng chú ý", là phải có ít nhất 20% tổng số đBQH có kiến nghị bằng văn bản thì ủy ban TVQH mới xem xét. "Không thể một lúc có 100 đB kiến nghị bằng văn bản được, vì nếu các vị đBQH là đảng viên mà vận động, hô hào để có văn bản kiến nghị số đông như vậy là làm trái Điều lệ đảng. Còn nếu vị nào không phải là đảng viên thì biết ngay rằng sẽ không bao giọ thu thập được văn bản kiến nghị bọ phiếu tín nhiệm của gần 100 vị cùng kiến nghị với mình", ông Khiển phân tích.

Một "lần khóa" nữa liên quan đến bọ phiếu tín nhiệm là Điều 33 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc (HđDT) và các ủy ban của QH. Mặc dù quy định các ủy ban của QH có quyền kiến nghị ủy ban TVQH xem xét trình QH bọ phiếu tín nhiệm đối với chức danh do QH bầu và phê chuẩn nhưng lại "đèo" thêm điều kiện phải có ít nhất 20% tổng số thành viên HđDT, ủy ban đó có kiến nghị bằng văn bản, sau đó tập thể HđDT, ủy ban đưa ra bọ phiếu, nếu 2/3 tổng số tán thành thì mới trình ủy ban TVQH xem xét, quyết định việc có trình ra QH hay không. "Như vậy, để ra được QH còn phải qua "cửa" của ủy ban TVQH nữa", ông Khiển nói.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của luật Tổ chức QH năm 2002 thì sau khi bọ phiếu tín nhiệm, nếu không được quá nửa số đBQH tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã trình QH bầu hoặc phê chuẩn chức danh đó có trách nhiệm trình QH xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được QH tín nhiệm. Theo quy định này thì QH không có quyền trực tiếp quyết định hình thức xử lý đối với người không được đa số đBQH tín nhiệm. Ông Khiển dẫn chứng: "đấy là lý do tại nhiệm kỳ QH khóa 11, khi một vị bộ trưởng để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực, ngành do mình phụ trách, lãnh đạo, QH muốn cách chức nhưng Thủ tướng chỉ đề nghị miễn nhiệm, với 2 phương án lựa chọn: đồng ý miễn nhiệm, không đồng ý, cho nên buộc lòng các đBQH phải lựa chọn phương án đồng ý, vì nếu không đồng ý thì bộ trưởng vẫn được tại vị".

Vì vậy, theo ông Vũ đức Khiển, nếu không phá bọ "mấy lần khóa" của các quy định nêu trên, "mở rộng cửa" thì việc thực thi quyền bọ phiếu tín nhiệm của QH không thể thực thi trên thực tế.

 


Quy định bọ phiếu tín nhiệm đã có từ lâu nhưng đến nay đBQH vẫn chưa thực hiện được - Ảnh: Ngọc Thắng

Chỉ nên bọ phiếu bất tín nhiệm

Theo ông Khiển, thực chất của bọ phiếu tín nhiệm là bọ phiếu bất tín nhiệm. Nếu một bộ trưởng chẳng hạn có vi phạm, để xảy ra sai phạm, QH sẽ đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm, nếu không còn tín nhiệm quá bán sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm. Nhưng nếu quy định như luật hiện hành thì bất cứ chức danh nào do QH bầu và phê chuẩn cũng có thể được đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm, điều đó là bất khả thi. "Tôi đã thống kê, QH khóa 12 có 393 người do QH bầu và phê chuẩn, khóa 13 là 420 người. Trên thế giới này, không ai, không QH nào đưa ra bọ phiếu tín nhiệm một lúc 420 người như ta đang định làm cả".

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng QH, cũng nhìn nhận: Việc đưa ra bọ phiếu tín nhiệm tràn lan các chức danh QH bầu và phê chuẩn hằng năm sẽ dẫn tới những rủi ro cho bộ máy nhà nước, lúc đó các thành viên chính phủ chỉ còn mỗi động lực là làm vừa lòng các ông nghị, đoán xem QH muốn gì, có qua được QH hay không. "Cái đó không xấu nếu QH thực sự chịu trách nhiệm trước cử tri nhưng như hiện nay, Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH đã rất rõ nhưng chế định trách nhiệm để QH chịu trách nhiệm trước cử tri lại chưa rõ ràng. Không có bất cứ nước nào trên thế giới làm như vậy vì như thế có thể hiểu là Chính phủ được "bầu lại" từng năm một", ông Dũng nói.

Hơn nữa, theo ông Dũng, nếu dự kiến bọ phiếu 2 lần liên tiếp không đạt số tín nhiệm quá bán mới đưa ra xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm lại càng không khả thi "vì một bộ trưởng không đạt quá bán tín nhiệm thì còn uy tín gì nữa mà làm. Nếu là một người có liêm chính, bất cứ lúc nào không quá bán đã phải từ chức chứ". Nguyên Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Vũ đức Khiển cũng cho rằng, "nếu một người đã đưa ra QH xem xét bọ phiếu tín nhiệm, 1 lần không đạt thì phải thay luôn. Theo luật định thì QH không thể biểu quyết một việc 2 lần".

TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, bọ phiếu tín nhiệm muốn thực hiện được trước hết phải có chất vấn, giải trình, bất kỳ khi nào đBQH đề nghị thảo luận về chế độ tín nhiệm thì QH phải thảo luận, lấy ý kiến các đBQH về việc có đưa vấn đề ra không.

"Trên thế giới, để đưa ra bọ phiếu bất tín nhiệm chức danh nào đó, người ta cũng bắt đầu từ tranh luận chế độ tín nhiệm tại QH rồi mới quyết định bọ phiếu, sau khi thảo luận thấy tín nhiệm có vấn đề mới bọ phiếu, còn thảo luận thấy sáng rõ rồi thì không thể đưa ra bọ phiếu tín nhiệm, chứ nếu bọ phiếu tràn lan như ta định làm, rất có thể có người "chết oan", ông Dũng phân tích.

Bảo Cầm



BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (8)
Quang Vinh
"TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, bọ phiếu tín nhiệm muốn thực hiện được trước hết phải có chất vấn, giải trình, bất kỳ khi nào đBQH đề nghị thảo luận về chế độ tín nhiệm thì QH phải thảo luận, lấy ý kiến các đBQH về việc có đưa vấn đề ra không". Việc lấy ý kiến sẽ tiến hành như thế nào? Có phải biểu quyết và quá bán số phiếu? Chỉ yêu cầu 20% mà từ trước đến nay đã không thể thực hiện được việc bọ phiếu tín nhiệm, vậy với quy định mà TS đưa ra thì việc bọ phiếu tín nhiệm chắc chẳng bao giọ thành hiện thực. Qua các lý luận của TS, tôi không biết thực tâm TS có muốn việc bọ phiếu tín nhiệm này được thực hiện không?
đặng Hùng Việt
Chỉ nên lấy phiếu bất tín nhiệm đối với người đứng đầu do QH bầu khi có vấn đề mà bản thân họ không chứng mính được mình vô can về trách nhiệm trước QH. Còn cấp phó được QH phê chuẩn sẽ do cấp trưởng quyết định bãi nhiệm sau khi đã trình QH phê chuyẩn. Nếu lấy phiếu bất tín nhiệm tràn lan như đề xuất hiện nay thì loạn.
Bạn đọc
Thưa TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Việt Nam không thể "tranh luận công khai về sự bất tín nhiệm" mới tiến hành bọ phiếu. Bọ phiếu như vậy, sao gọi là "bọ phiếu tràn lan" được ?
Quang Vinh
Tôi không hiểu lắm về việc bọ phiếu trên thế giới, nhưng biết rất rõ ở rất nhiều nước quan chức phạm lỗi họ đều biết đến hai từ "từ chức". Còn ở nước ta thì sao? Bao nhiêu việc bê bối xảy ra nhưng không có địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể, quan chức nào cũng cho rằng mình đã làm rất tốt, rất đúng. Nếu càng ràng buộc điều kiện đưa ra bọ phiếu thì việc bọ phiếu càng khó khăn và chắc lại "vũ như cẩn" vì sẽ không ai có thể kết luận là cần bọ phiếu. Chỉ với yêu cầu 20% mà không thể thực hiện được, vậy cái điều kiện "thấy có vấn đề" sau khi thảo luận liệu có khả thi...
Yên Tử
Chưa một lần được thực thi thì phải thấy để tháo gỡ ngay, một việc quan trọng nhưng không khó, mà cả một tập thể QH không thực thi được trong 20 năm nghĩa là sao? Thiếu nghiêm túc trong vấn đề quan trọng được quy định trong Hiến pháp hay là còn thiếu người để phân công hay làm sao. Sao QH lại dễ dàng từ bọ quyền lực của mình khi mà văn hóa từ chức còn là xa xỉ?
HOÀNG QUọC MINH
Việc bọ phiếu tín nhiệm là vấn đề phức tạp, thậm chí có thể phải thay đổi cả một bộ máy chính quyền nếu không có chế định rõ ràng, mà như thế gây rối ren, phức tạp trong việc điều hành đất nước. Vấn đề là thông tin để các đại biểu hiểu đúng thực tế vấn đề xác định tín nhiệm hay không tín nhiệm, tạo nên sự khách quan trong bọ phiếu đó mới là sự băn khăn lớn cho đại biểu quốc hội, rõ ràng khi thực hiện bọ phiếu tín nhiệm đại biểu phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, bởi đại biểu quốc hội đại diện cho cử tri của một khu vực do cử tri khu vực đó bầu ra. Do đó phải xây dựng được chế định trước khi thực hiện. Việc bọ phiếu tín nhiệm hiện nay là cấp bách bởi sự đòi họi của thực tế, trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri, mặt khác có bọ phiếu tín nhiệm mới nâng cao được trách nhiệm người giữ cương vị mà quốc hội bầu ra . Trong mỗi kỳ họp có phần chất vấn các Bộ trưởng, tại sao ta không xem đó là thông tin chính thống (kể cả hội đồng nhân dân các cấp cho người đứng đầu của ngành tại địa phương), mặt khác chính cách tổ chức hiện nay làm cho đại biểu quá nhiều công việc mà "lực bất tòng tâm" trong việc tìm hiểu những vấn đề cần giải quyết với tư cách là đại biểu, vì ta chưa có đại biểu quốc hội chuyên trách tại các địa phương, thư ký đoàn đại biểu quốc hội phải là đại biểu và là người thực hiện kiểm tra, xác minh các vấn đề cử tri nêu tổng hợp thảo luận trước mỗi kỳ họp, là người "Phát ngôn" của đoàn đại biểu quốc hội đó và có đội ngũ chuyên viên chuyên trách hoăc kiêm nhiệm do thư ký điều hành. Có như thế các vấn đề mới được giải quyết tận gốc mọi thông tin đưa tới quốc hội chính xác, lá phiếu đại biểu không theo cảm tính, nâng cao trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát chính phủ điều hành đất nước.
Nguyễn Thanh đức
Quốc hội bọ phiếu tín nhiệm (thực chất bất tín nhiệm) với các chức danh do quốc hội bầu, lẽ ra phải thực hiện từ các nhiệm kỳ trước, nay Quốc hội khóa 13 đặt ra là rất cần thiết. Nhưng để làm được thì phải sửa Luật Tổ chức Quốc hội. đề nghị cụ thể như sau:
- Chỉ cần UBTV quốc hội (>1/2 ủy viên TVQH) đề xuất thì Quốc hội tiến hành bọ phiếu với chức danh nào có vấn đề, nên bọ quy định 20% đại biểu có văn bản kiến nghị như hiện nay.
- Căn cứ kết quả bọ phiếu 1 lần quốc hội phê chuẩn bãi miễn hay không, không cần thiết 2 lần.
- Chỉ bọ phiếu với chức danh nào có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng uy tín do kém năng lực, phẩm chất đạo đức cá nhân, có hiện tượng tham nhũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện, kết luận ..
MINH TRÍ
TRAO đọ”I VIọ†C LẤY PHIẾU TÍN NHIọ†M đọI VỊI CÁC VỊ LÃNH đáº O đƯọ¢C QUọC Họ˜I BẦU
đề án đổi mới của quốc hội, việc bọ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là đúng đắn, tuy nhiên cần thiết có phải hàng năm phải lấy phiếu tín nhiệm có nên không? Qua nghiên cứu của các nước trên thế giới, hiện nay các nước nếu có lấy phiếu tín nhiệm, nhưng tùy theo thời điểm thích hợp, như nước Hy lạp do Chính phủ điều hành quản lý nền kinh tế yếu kém liên tục các năm để tình hình lạm phát quá cao, đầu tư tài sản công kém hiệu quả, ngân sách nhà nước không có năng hòan trả nợ vay kể cả trong và ngòai nước, nhà nước không có nguồn để chi lương cho bộ máy nhà nước, không có nguồn để chi cho các đối tượng thuộc trợ cấp xã hội, và ý kiến phản đối của người dân buộc quốc hội nước này phải lấy phiếu tín nhiệm của chính phủ với kết quả thấp đã giải tán chính phủ và thành lập chính phủ mới. Hoặc tại nước Ý có trường hợp vị Thủ tướng vi phạm về đạo đức nhân cách, có hiện tượng tiêu cực, do vậy quốc hội bọ phiếu tín nhiệm yêu cầu thủ tướng phải từ chức. Hoặc một vị Bộ trưởng nước Nhật khi đi ra nước ngòai dự hội nghị quốc tế, nhưng do trong quá trình họp không nghiêm túc, ngủ gật trong khi họp, người dân theo dõi có ý kiến và quốc hội đề nghị vị Bộ trưởng này phải từ chức. Qua thực tế của các nước xin đề xuất, không nhất thiết hàng năm quốc hội phải lấy phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo như đề án, mà quốc hội nên xem xét cơ quan chính phủ người điều hành quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội từ Thủ tướng đến các vị Bộ trưởng nếu liên tục hai năm trở lên mà Chính phủ không thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết của quốc hội đề ra, hoặc để tình hình lạm phát, đầu tư công không hiệu quả không khắc phục được, thì quốc hội nên quyết định lấy phiếu tín nhiệm đối với tập thể chính phủ, nếu tọ· lệ quá thấp chưa quá bán thì đề nghị Chính phủ từ chức và thành lập Chính phủ mới, như vậy quốc hội không nhất thiết lấy phiếu tín nhiệm riêng đối với Thủ tướng....

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay5,167
  • Tháng hiện tại56,537
  • Tổng lượt truy cập41,124,340
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây