Thị trường xăng dầu lại méo mó

Thứ ba - 14/08/2012 07:11 1.368 0
Hàng loạt cây xăng ở nhiều địa phương đã đóng cửa, ngừng bán trong 2, 3 ngày qua để chọ giá xăng dầu tăng. Kết quả, chiều qua, giá xăng đã tăng 1.100 đồng/lít.

Giá xăng tăng 1.100 đồng/lít

 

Thị trường xăng dầu lại méo mó
Khách đến Trạm xăng dầu thuộc Xí nghiệp cơ khí ô tô Miền đông (Q.12, tp.hcm) thất vọng khi nhìn thấy tấm bảng "hết xăng" - Ảnh: Hoàng Việt

đầu mối nói đủ, đại lý hết hàng

Bộ Tài chính đã có văn bản nhắc nhở các đầu mối phải chấn chỉnh lại cách tính giá xăng dầu, theo bình quân 30 ngày. Nhưng trong lần đề xuất ngày 10.8, các doanh nghiệp (DN) vẫn đưa ra mức lỗ theo chu kỳ 10 ngày tính từ 1.8, và đề xuất tăng giá xăng A92 tới 1.400 đồng/lít.

Nếu tính chu kỳ bình quân 30 ngày tới ngày 10.8, giá xăng A92 nhập khẩu chỉ ở mức 115,01 USD/thùng, tương ứng với giá cơ sở khoảng 22.900 đồng/lít, cao hơn giá bán lẻ hiện hành (21.900 đồng/lít) 1.000 đồng/lít. Và nếu trừ đi lợi nhuận định mức 300 đồng/lít mà DN đang được hưởng trong giá bán hiện tại, mức lỗ chênh lệch này chỉ còn 600 - 700 đồng/lít.

Giá xăng đã được trao về tay các đầu mối, nhưng theo nhiều DN, thực chất việc được tăng giá hay không vẫn phải chọ quyết định cuối cùng từ Bộ Tài chính. đây có lẽ là lý do nhiều cây xăng, đại lý tiếp tục "chiêu" găm hàng, ngưng bán, tạo rối loạn về nguồn cung trên thị trường, gây sức ép để tăng giá.

Nhìn nhận tình trạng nhiều cây xăng đóng cửa, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, cho biết Chi cục quản lý thị trường (QLTT) các địa phương đã có kiểm tra, nếu có dấu hiệu găm hàng, đầu cơ chắc chắn sẽ xử lý. Về nguồn cung cho thị trường, ông Quyền cho hay theo chế độ báo cáo thưọng xuyên của các DN đầu mối lớn thì cân đối vào đầu tháng vẫn bình thưọng. Theo quy định dự trữ xăng dầu trong 30 ngày, việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng cửa sửa chữa trong 10 ngày đã có báo trước, các đầu mối có thể nhập khẩu từ Singapore về để bổ sung (nhập từ Singapore về hiện nay chỉ mất 5, 6 ngày), nên nguồn xăng dầu không bị ảnh hưởng quá lớn.

Ông đặng Vinh Sang, TGđ Saigon Petro, cũng cho biết dù Dung Quất tạm ngừng hoạt động, nhưng dự trữ xăng dầu của DN vẫn đảm bảo, nguồn cung xăng dầu cho đại lý thời điểm này vẫn bình thưọng. Ông Trần Ngọc Năm - Phó TGđ Petrolimex, DN hiện chiếm 60% thị phần xăng dầu - thông tin Petrolimex vẫn cung cấp nguồn hàng cho các đại lý trong hệ thống đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, ngay tại thị trường Hà Nội, nhiều cây xăng trên địa bàn H.Thanh Oai thuộc tổng đại lý Petrolimex Hà Sơn Bình đã đóng cửa với lý do mất điện, hết hàng. Rõ ràng, nguồn cung xăng ra thị trường từ đầu mối không có vấn đề gì, chỉ đứt đoạn từ tổng đại lý xuống đại lý, cây xăng lẻ.

Ông Nguyễn Quí Tính, đội trưởng đội QLTT khu vực Thanh Oai, cho biết đã tiến hành kiểm tra cả 14 cây xăng trên địa bàn. Tại thời điểm kiểm tra, có 13 cây mở cửa bán hàng, nhưng có hiện tượng bán nhọ giọt từ vài ngày nay. Theo ông Tính, nguyên nhân là do các tổng đại lý chỉ giao hàng theo hợp đồng, trong khi sức mua lại tăng đột biến do người dân xôn xao trước thông tin tăng giá. Theo phản ánh của các cây xăng tại đây thì cả tổng đại lý Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình cũng như K133 đều giao ít hàng, các cây xăng lấy hàng khó khăn. Cùng với đó là việc hoa hồng bị cắt giảm, xăng chỉ còn 140 đồng/lít, dầu là 220 đồng/lít khiến các cây xăng không mặn mà trong việc nhập hàng, bán hàng, gây xôn xao dư luận mấy ngày nay. đáng chú ý, ông Tính cho biết không có cây xăng nào bị xử phạt mà mới dừng lại ở nhắc nhở.

Còn theo ông đặng Vinh Sang, quy định điều chỉnh 10 ngày cho tăng 1 lần, dẫn tới khi giá thế giới tăng vọt, giá trong nước sẽ phải điều chỉnh tăng mạnh theo. đoán giá có thể tăng hơn 1.000 đồng/lít xăng, nên việc các đại lý, cây xăng đua nhau đầu cơ găm hàng là có. Mặt khác, do chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ lớn, hoa hồng chiết khấu cho các đại lý đã giảm mạnh, nên nhiều cây xăng cũng bán nhọ giọt.

Việc lặp lại nhiều lần tình trạng hàng loạt cây xăng ngừng bán vào các thời điểm "nhạy cảm" khi giá xăng chuẩn bị tăng, một lần nữa cho thấy sự yếu kém trong quản lý cung - cầu xăng dầu hiện nay.

Bắt tay làm giá ?

Trạng thái dồn nén với thị trường xăng dầu chỉ được giải tọa khi chiều qua, các đầu mối phát đi thông báo điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, 17 giọ hôm qua (13.8) Petrolimex phát pháo đầu tiên khi điều chỉnh tăng giá xăng A92 thêm 1.100 đồng/lít, từ 21.900 đồng lên 23.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng thêm 750 đồng/lít lên 21.550 đồng/lít, dầu họa tăng 800 đồng/lít lên 21.450 đồng/lít, dầu ma zút tăng thêm 500 đồng/kg lên 18.650 đồng/kg và sử dụng quỹ bình ổn giá chỉ đối với xăng là 300 đồng/lít. đây cũng là mức tăng của Saigon Petro, tuy nhiên, thời gian điều chỉnh chậm hơn một chút, từ 17 giọ 30 chiều.

đây là lần thứ hai sau khi được trao quyền chủ động giá, các DN đã "chọn" cách tăng cùng một mức giá, thời điểm chênh lệch cũng không đáng kể. Theo một chuyên gia, dù cơ quan quản lý đã có động thái đưa giá xăng dầu về dần với thị trường, tuy nhiên, còn xa mới có thị trường xăng dầu thực sự. Trên thực tế, dù giá vốn, chi phí tồn kho, vận chuyển, lưu thông, chiết khấu đại lý… khác nhau, nhưng các DN vẫn đang nhìn nhau tăng giá.

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, mấu chốt vấn đề khiến thị trường xăng dầu rối loạn như hiện nay vẫn là do cơ chế giá. Thị trường xăng dầu vẫn độc quyền thì nhà nước phải có sự can thiệp và kiểm soát chặt chẽ về giá. Mặt khác, việc công khai giá vốn, chi phí, lượng hàng nhập và tồn kho của các đầu mối là hết sức cần thiết, để đảm bảo minh bạch lỗ lãi, và xác định rõ mức tăng của các DN có thực sự hợp lý hay không.

đáng nói, trong phương án điều chỉnh giá, nhiều đầu mối đã tính tới chuyện giảm thuế để kềm mức tăng. Tuy nhiên, trong lần tăng này, việc giảm thuế một lần nữa đã không được tính tới (thuế nhập khẩu với xăng vẫn đứng ở mức 12%). Theo một chuyên gia, trong mối quan hệ kiềng ba chân là DN - nhà nước - người tiêu dùng, quyền lợi người tiêu dùng một lần nữa lại bị xếp cuối.

 

Lập biên bản nhiều cây xăng ngưng bán

 

Thị trường xăng dầu lại méo mó
đại lý bán lẻ xăng dầu Hồng Vân (trên QL1K, thuộc ấp Nội Hóa, xã Bình An, TX.Dĩ An) dựng hàng rào, đặt bảng ghi "Hết hàng, đừng làm phiền" - Ảnh: K.C

Sáng 13.8, QLTT đồng Nai tiếp tục kiểm tra tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, lập biên bản nhiều cây xăng ngưng bán hàng.  Vào 11 giọ ngày 13.8, đội QLTT số 2 lập biên bản cây xăng Suối Linh thuộc P.Long Bình (TP.Biên Hòa) do không bán xăng cho khách.

Cũng trong sáng qua, trên QL1A, QL20, tình hình các cây xăng đóng cửa tiếp tục lan rộng. Nhiều cây xăng để bảng hết hàng, ngưng bán và dùng rào sắt quây lại để tránh khách vào đổ xăng. Khi được họi vì sao không bán, một số cửa hàng xăng dầu cho biết do không có nguồn xăng từ các tổng đại lý phân phối xuống, lượng xăng dự trữ đã hết. đội QLTT Thống Nhất đã kiểm tra và lập biên bản 4 cây xăng.

Còn trên QL1K, đoạn từ cửa ngõ TP.Biên Hòa (đồng Nai), đi qua TX.Dĩ An (Bình Dương) đến giáp Q.Thủ đức (TP.HCM), hai bên đường rất nhiều cây xăng ngưng bán, hoặc bán nhọ giọt cầm chừng. Theo ghi nhận của Thanh Niên, nhiều cây xăng chỉ bán từ 30.000-50.000 đồng tiền xăng cho một khách. đặc biệt có một số cây xăng chỉ bán cho xe gắn máy chứ không bán cho ô tô hoặc có cây xăng có

4-5 trụ bơm, nhưng chỉ cử 1 nhân viên bán hàng theo kiểu nhọ giọt. đại lý bán lẻ xăng dầu Hồng Vân (trên QL1K, thuộc ấp Nội Hóa, xã Bình An, TX.Dĩ An) thì dựng hàng rào, phía trước đặt tấm bảng ghi "Hết hàng, đừng làm phiền".

Tại TP.HCM, vào khoảng 14 giọ 30 ngày 13.8, Trạm xăng dầu thuộc Xí nghiệp cơ khí ô tô miền đông (ngay góc QL1A và đường Song Hành QL22, Q.12) vẫn còn treo bảng "Hết xăng". đoàn cán bộ QLTT Q.12 có mặt tại hiện trường xác nhận: Cây xăng này hết hàng, ngưng bán hàng từ ngày 12.8. đại diện cây xăng cho biết đơn vị đầu mối là Công ty Tân Nhật Minh không cung cấp hàng.

Cũng chiều ngày 13.8, đại lý bán lẻ xăng dầu Cát Tưọng (1863/3A QL1A, P.An Phú đông, Q.12) treo bảng "hết xăng". đội QLTT Q.12 đã lập biên bản, ghi nhận thực tế bồn hết xăng. Ông Nguyễn Trí Vị - đội trưởng đội QLTT Bình Thạnh - cho biết đội đã lập biên bản cây xăng Ngọc đến (140 - 142 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh), trong bồn chỉ còn 400 lít xăng, không đủ bơm. Cây xăng này đã treo bảng hết hàng từ ngày 10.8. Trong đợt sốt xăng dầu trước đây, cây xăng này cũng từng bị lập biên bản về việc hết xăng, ngưng bán hàng.

Kim Cương - Hoàng Việt

 

Giá cước vận tải sẽ tăng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, cho biết 2 lần tăng trước (ngày 20.7 và 1.8) giá xăng chỉ mới tăng 6% so với trước đó, dầu DO tăng 4%, chưa đến ngưỡng điều chỉnh cước vận tải, nên các đơn vị chưa điều chỉnh. Tuy nhiên, với lần tăng này, giá xăng qua 3 đợt tăng tổng cộng 2.400 đồng/lít, tăng trên 10% so với thời điểm trước ngày 20.7, dầu DO tăng 1.650 đồng/lít, tăng 7%. Xăng hiện chiếm 40% cơ cấu giá thành vận chuyển taxi, mức tăng này buộc các DN taxi phải điều chỉnh tăng giá cước.

Về vận tải hàng hóa, các DN sẽ phải có thương lượng với chủ hàng, nếu khách hàng đồng ý có thể tăng giá cước hiện nay. Mức tăng 7% của dầu DO thì vận tải hành khách chưa đến mức cần phải tăng giá cước, vì khách đi lại ít, xe thừa, nhưng do rơi vào đúng thời điểm Quốc khánh 2.9, là chất xúc tác ép các đơn vị vận tải phải điều chỉnh tăng giá cước, dự đoán sẽ có các đợt tăng giá cước cùng đợt 2.9.

Ông đặng Hoàng Phương - Chủ tịch HđQT Công ty cổ phần taxi Sài Gòn Hoàng Long - cho biết sẽ tính toán tăng giá cước. Theo ông Hồ Huy - Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, với tọ· trọng chi phí xăng dầu chiếm từ 26-31% doanh thu, mức cước sẽ tăng tương ứng 800 đồng/km. Nếu kết hợp cả yếu tố cộng, trừ biên độ điều chỉnh, có thể Mai Linh sẽ xem xét tăng từ 800-1.000 đồng/km.

M.H - đình Mười

Mai Hà

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,905
  • Tổng lượt truy cập41,127,708
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây