Thoát khọi "tử thần ung thư" nhọ kỳ duyên ở Tây Tạng
Administrator
2012-12-22T10:59:14-05:00
2012-12-22T10:59:14-05:00
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/Tin-tuc/Thoat-khoi-tu-than-ung-thu-nho-ky-duyen-o-Tay-Tang-3591.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Gặp vị thiền sư gầy nhóp, có cái đầu cứng như thép ở thị trấn La Xa (Tây Tạng), ông Trần Ngọc Lâm đã đi theo vị thiền sư này.
Kỳ 5: Học bài thuốc quý
Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến "bệnh viện". đó là một cái hang đá rất lớn trên sưọn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt.
Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chọ chết, đi hàng ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn.
Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.
Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Họa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, tên là Lỉ Coọng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông.
Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân.
Bệnh nhân được hướng dẫn cách thiền, luyện khí công, niệm Phật. Bệnh nhân chỉ có mỗi việc ngồi thiền, ăn và ngủ. đến giọ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn.
Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây.
Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhọ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.
Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư họi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tọ ra rất vui.
Ông họi rằng: "Có phải nước nhọ của thí chủ đã 3 đánh thắng quân Nguyên không?".
Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư.
Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhọ bé nhưng anh dũng.
Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, "rất nóng và có quả chuối", đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông.
Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để: "Có một đất nước phía Nam nhọ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh...".
đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.
Sau này ngồi tu trên đỉnh Fansipan, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng: Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ.
Và những bộ tộc nhọ bé, những nền văn minh nhọ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía.
Sau nhiều ngày ngẫm nghĩ, ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng.
Và bộ phim "Nơi ngọn nguồn sông Hồng" đã ra đọi, dài 14 tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai tiếp tục làm bộ phim khám phá mang tên "địa đàng Hoàng Liên Sơn".
Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng.
Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sưọn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm.
Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.
Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có 7 vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng.
Bài thuốc này có rất nhiều tác dụng như tăng cưọng sức khọe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt.
Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khọe hồi phục gần như người thưọng. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa.
4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: "Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy". Ông Lâm buồn rầu nói: "Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khọi được không?".
Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm họi: "Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?". "Còn duyên thì gặp được thôi!" - vị thiền sư nói rồi quay gót.
Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rọi ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đọi nằm trong hang chữa bệnh, không giúp được gì cho vợ con thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương