Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Tôi xin nhận trách nhiệm về nợ xấu"

Thứ tư - 22/08/2012 23:31 1.088 0
Khẳng định con số nợ xấu đáng tin cậy nhất hiện nay khoảng 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ là rất đáng báo động, tuy nhiên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cũng trấn an các đại biểu (đB) và dư luận không nên quá hoảng hốt với con số chưa đến mức nguy kịch này.

 

Mở đầu phiên chất vấn của ủy ban Thưọng vụ QH chiều qua, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển và một số đB đề nghị Thống đốc xác nhận lại thực hư con số nợ xấu 4,47% tổng dư nợ, 8,6% hay hơn 11%. Ông Bình cho biết, con số nợ xấu chiếm 4,47% do các tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo, còn số thực 8,6% do cơ quan thanh tra, giám sát NHNN đánh giá. Sở dĩ có sự chênh lệch trên ngoài yếu tố khách quan còn do các TCTD vì mục tiêu lợi nhuận cố gắng tìm cách che giấu, xếp nhóm nợ của doanh nghiệp (DN) xuống thấp để giảm mức trích lập dự phòng rủi ro.

 

 

 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình:

Tôi muốn biết suy nghĩ và cảm xúc của Thống đốc khi nhìn thấy công nhân thất nghiệp, khi trở về quê hương không có tài sản gì trong tay. Thống đốc có tham mưu gì cho Chính phủ để giải quyết?

 

đB Bùi Thị An (Hà Nội)

 

Đi tìm "số nợ xấu thật"

Sốt ruột trước việc Thống đốc dành nhiều thời gian giải thích nghiệp vụ NH, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời, đề nghị Thống đốc trả lời trực tiếp vào câu họi của đB Phùng Quốc Hiển: Con số nợ xấu nào là đáng tin cậy nhất và việc các TCTD che giấu nợ có vi phạm pháp luật không, và phải xử lý như thế nào?

Ông Bình khẳng định, con số nợ xấu 8,6% của NHNN là xác thực nhất. Một lần nữa bà Ngân "chỉnh" lại lời Thống đốc khi khẳng định, con số nợ xấu 8,6% chỉ là con số đáng tin cậy nhất, chứ chưa dám khẳng định độ chính xác. Bà Ngân cũng yêu cầu Thống đốc trả lời giải pháp xử lý nợ và đánh giá về con số này ở mức độ nào theo câu họi của đB. Ông Bình thừa nhận, con số 8,6% hiện nay rất đáng báo động, nhưng không đến mức độ hốt hoảng và nguy kịch. Bởi nợ xấu giai đoạn 1998-2000 của nhiều quốc gia như Thái Lan 47%, Hàn Quốc 17% và Indonesia là 50%. Thực tế, hiện nay các TCTD đã trích lập được dự phòng 70.000 tỉ đồng, ngoài ra 84% các khoản nợ xấu của hệ thống đều có tài sản đảm bảo với giá trị bằng 135% so với khoản nợ. 

đB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn: "Tọ· lệ nợ xấu cao, một số TCTD sai phạm, đề nghị Thống đốc cho biết trách nhiệm của mình đến đâu", ông Bình thẳng thắn đáp: "Với tư cách là Thống đốc NHNN, tôi xin nhận trách nhiệm của mình về vấn đề này".

Trước giọ giải lao Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu họi: "Nói tình hình nợ xấu và tái cơ cấu, xử lý nợ ai cũng biết rồi. Thống đốc cũng bày tọ quyết tâm chính trị của mình, nhưng tôi xin họi từ nay đến hết năm 2012, cũng có thể tính tới nửa năm sau nữa, nợ xấu có giảm không, nếu có thì giảm bao nhiêu". Ông Bình cho rằng, theo thông lệ quốc tế tọ· lệ nợ xấu dưới 3% là an toàn, còn từ 3 đến 5 có mức độ báo động. Về thời gian cụ thể để giảm, ông nói: "để giảm được nợ xấu cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt môi trường kinh tế thế giới và trong nước. Với nỗ lực phấn đấu cả hệ thống chính trị, tình hình nợ xấu sẽ cải thiện trong thời gian tới. Ngay trong nhiệm kỳ này sẽ đưa được về mức an toàn theo thông lệ quốc tế".

ủy viên thưọng trực ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng bày tọ sự chưa đồng tình với cách trả lời trên khi nhắc lại câu họi của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, ông nói: "Chủ tịch muốn Thống đốc trả lời thời gian cụ thể năm nay hoặc nửa năm sau nữa, Thống đốc nói hết nhiệm kỳ. Có đB nghe xong nói khẽ với tôi là Thống đốc trả lời như vậy để hạ cánh an toàn thôi".

 

 

 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình:

Tôi cũng là công dân, mỗi đồng bào lâm vào hoạn nạn ai cũng xót xa. đó là vấn đề phải ghi nhận trong quá trình tái cơ cấu khi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thành tái cấu trúc

 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

 

Có "màu sắc" thâu tóm

Liên quan đến chất vấn của đB Ngô Văn Minh về việc từ nay đến cuối năm liệu có thể giảm tiếp LS, ông Bình cho rằng: "Nếu không để LS ở mức độ hấp dẫn thì vị thế VNđ mới khôi phục sẽ mất đi. Người gửi tiền quay sang đầu tư vàng, ngoại tệ lại làm cho tình trạng vàng hóa, đô la hóa trở lại. để cân đối chỉ tiêu đó, giảm LS phải hết sức thận trọng".

Trước sự phá sản của hàng nghìn DN và hàng vạn công nhân thất nghiệp, đB Bùi Thị An (Hà Nội) muốn Thống đốc chia sẻ cảm xúc của mình, bà họi: "Tôi muốn biết suy nghĩ và cảm xúc của Thống đốc khi nhìn thấy công nhân thất nghiệp, khi trở về quê hương không có tài sản gì trong tay. Thống đốc có tham mưu gì cho Chính phủ để giải quyết?".

Ông Bình đáp: "Tôi cũng là công dân, mỗi đồng bào lâm vào hoạn nạn ai cũng xót xa. đó là vấn đề phải ghi nhận trong quá trình tái cơ cấu khi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thành tái cấu trúc để người dân thụ hưởng thành quả đó một cách tốt nhất, tránh việc nay tăng mai giảm, hôm nay có việc làm mai lại thất nghiệp. Hay nói cách khác nếu tăng trưởng bền vững ổn định, người dân cũng sẽ có việc làm ổn định, bền vững".

Trả lời câu họi của đB An về việc các NH lấy đâu tiền để thâu tóm Sacombank, ông Bình nói: "Ai đi thâu tóm Sacombank không báo cáo với NHNN, do vậy tôi cũng không biết họ lấy tiền đâu ra. Nó diễn ra trên thị trường chứng khoán và thay đổi từng ngày, sáng mua vào chiều bán ra. Khi nào đại hội cổ đông chốt lại thì mới biết 1 cổ đông tham gia bao nhiêu cổ phần có phù hợp với quy định không. Còn tiền ở đâu, hiện nay chúng tôi đang thanh tra Sacombank, đến hết tháng 8 này sẽ hoàn thành. Khi đó sẽ có bức tranh đầy đủ và công bố kết luận thanh tra công khai".

Ông Bình cũng nhìn nhận, quá trình tái cơ cấu và xử lý 9 NH yếu kém có hiện tượng, màu sắc thâu tóm, vì vậy trong đề án đã đề ra phương án đầu tiên cho các NH được tự nguyện đến với nhau. "Trong lịch sử NH chưa khi nào trong vòng 6 tháng NHNN xử lý 9 TCTD. Báo chí hiện nay dùng nhiều từ lợi ích nhóm nhưng lâu nay dân ta quen dùng từ lợi ích cục bộ. Cũng có những lợi ích cục bộ, điều đó dễ hiểu giữa một nhóm cổ đông của một NH, vì quyền lợi của họ đôi khi có tranh chấp nhất định. Nhưng chúng tôi đã lưọng đón được, trong đề án đặt nguyên tắc đầu tiên là tự nguyện, chỉ khi không làm được thì NHNN mới xử lý", ông nói.

 

Agribank nợ xấu cao nhất

Thống đốc Nguyễn Văn Bình thông tin: "Theo báo cáo của TCTD đến 30.6, Vietinbank có nợ xấu 2,45%; Agribank 6,14%; BIDV 2,52%; VCB 3,55%; Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long 2,63%. Như vậy, Agribank nợ xấu cao nhất, còn tọ· lệ này theo đánh giá NHNN sẽ có đánh giá cụ thể gửi các đB".

 

Người gửi tiền hoàn toàn yên tâm

Liên quan đến thông tin về ông Nguyễn đức Kiên đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, phía NHNN đã nhận được văn bản của Bộ Công an, trong đó nói rõ nguyên nhân bắt tạm giam do cá nhân ông Kiên thành lập ra 3 công ty con, và cả ba công ty này đều kinh doanh trái phép.

Về chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của ACB trước khi bị bắt, ông Bình khẳng định chức vụ này do ACB tự lập ra, trong luật Các TCTD không quy định hội đồng này, đồng thời cùng với các luật khác chỉ cho phép NH cổ phần có HđQT và Ban điều hành. Ông Bình khẳng định ông Kiên không tham gia vào HđQT và Ban điều hành của ACB. "Với nội dung bắt giữ như đã trình bày, cùng với địa vị công tác hiện nay thì ông Kiên không liên quan gì tới ACB. Nhưng để đảm bảo an toàn hệ thống NH trước dư luận, NHNN đã chỉ đạo NHNN các cấp sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản của ACB và TCTD khác nếu như có hiện tượng rút tiền hàng loạt", ông nói.

Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định thêm, với phần trả lời của Thống đốc, người gửi tiền tại ACB hoàn toàn có thể yên tâm.

Anh Vũ


BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (8)
MINH TRÍ - BMT
NHNN SỊM Xọ¬ LÝ Nọ¢ XẤU đọ‚ ọ”N đỊNH VÀ PHÁT TRIọ‚N Nọ€N KINH TẾ
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Tôi xin nhận trách nhiệm về nợ xấu", không phải nhận trách mhiệm trước ủy ban thưọng vụ quốc hội là xong, đã có nhiều vị Bộ trưởng cũng đã nhận trách nhiệm trước quốc hội nhưng cũng chưa thực hiện được lời hứa của mình, hi vọng lời hứa của Thống đốc NHNN sẽ thực hiện được.
Không thể có tình trạng khi các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi thì được hưởng toàn bộ, phân phối thu nhập cho các thành viên trong ngân hàng là cao nhất so với các ngành kinh tế khác, đến khi gây ra để lại nợ xấu không tự mình xử lý từ lãi có được trong quá trình kinh doanh hàng năm, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đứng ra thành lập công ty để mua lại nợ xấu đây là điều hết sức vô lý, số nợ theo báo cáo trên 200 ngàn tọ· đồng của các ngân hàng, như vậy nguồn vốn sẽ lấy từ đâu? không thể bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước được.
Chúng ta nhận thấy trong những năm qua Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập các ngân hàng thương mại quá dễ dãi, trong cả nước hàng lọat các ngân hàng thương mại mới ra đọi tranh nhau tự quy định lãi suất cho riêng mình, bất chấp các quy định ràng buộc của ngân hàng nhà nước để huy động vốn cho ngân hàng mình, làm cho khách hàng không biết nên giao dịch với ngân hàng nào. Khách hàng thấy ngân hàng kia có huy động lãi suất cao hơn vội vàng rút tiền chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng kia, làm cho thị trường tiền tệ bị rối lọan. đồng thời việc cho vay không đảm bảo thế chấp, không có phương án kinh doanh hiệu quả, lãi suất vay quá cao, doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ. Chính vì vậy đã để lại hệ lụy như ngày hôm nay.
để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trước tiên cần phải khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, không cho phép thành lập các ngân hàng mới, việc sáp nhập hay giải thể phải từng bước không vội vàng để không làm ảnh hưởng sự họat động thị trường tiền tệ trong cảnước. Nhà nước cần kiểm tra thống kê có bao nhiêu ngân hàng họat động không hiệu quả , nợ xấu quá lớn. đề nghị các đơn vị này chủ động liên hệ với các ngân hàng khác làm ăn có hiệu quả, nếu ngân hàng bạn đồng ý thì chủ động xây dựng phương án sáp nhập. Nhà nước cần quy định thời gian cụ thể nếu họ không thực hiện được ,thì thực hiện theo luật phá sản, vì ngân hàng thương mại thực chất cũng là doanh nghiệp.
Còn các ngân hàng khác mặc dù hiện nay đang làm ăn có hiệu quả nhưng với quy mô quá nhọ bé, cần khuyến khích họ liên doanh hay sáp nhập với ngân hàng khác để tạo thành một tập đòan tài chính ngân hàng với quy mô lớn họat động mạnh hơn, vững chắc hơn trong tương lai. Các ngân hàng thương mại sau khi tự nguyện sáp nhập, các khoản nợ xấu phải được xử lý từ nguồn lợi nhuận, trừ vào vốn của đơn vị mình và cho phép các NH thương mại sử dụng nguồn dự phòng rủi ro của từng khoản vay và nguồn dự phòng chung 0,75% để xóa nợ xấu.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay4,061
  • Tháng hiện tại62,554
  • Tổng lượt truy cập41,130,357
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây