​
Ãến nay, đã có 63 tỉnh, thành phố đánh giá xong thực trạng nông thôn, 50% số xã triển khai làm quy hoạch; 45/63 tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ triển khai chương trình. Theo đánh giá chung, các địa phương đã bước đầu chủ động sử dụng các nguồn Nhà nước hỗ trợ và huy động trong nhân dân xây dựng trường học, kiên cố hóa đường giao thông, hệ thống kênh mương; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa...
Tuy nhiên, thực tế triển khai ở các địa phương thời gian qua cho thấy, việc thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng NTM chưa đạt hiệu quả như mong muốn, tiến độ xây dựng NTM ở các địa phương triển khai rất chậm. Nguyên nhân chính là việc thu hút nguồn lực đầu tư còn yếu. Ngoài mức đầu tư của Nhà nước, thì việc kêu gọi cộng đồng, sự đóng góp của nhân dân hạn chế do đọi sống người dân ở nông thôn còn nghèo; nhận thức về thu hút nguồn lực của một bộ phận cán bộ ở các địa phương chưa cao, vẫn còn tâm lý trông chọ, ọ· lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa thật sự khuyến khích cộng đồng, nhất là doanh nghiệp đầu tư xây dựng NTM.
Trong xây dựng NTM, người dân là chủ thể. Nguồn lực Nhà nước hỗ trợ là rất quan trọng, song sẽ không đủ, khi người dân không tự lo và có ý thức tự đầu tư cho cuộc sống của mình. Chính vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình cần được đẩy mạnh, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, khắc phục tư tưởng ọ· lại, ngại khó, thiếu quyết liệt của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ cũng cần được tính toán theo hướng ưu tiên cho các huyện điểm, tỉnh điểm, tỉnh nghèo, giảm đầu tư cho những địa phương đã tự cân đối ngân sách. Ãối với nguồn vốn tín dụng, cần ban hành các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, các tổ chức kinh tế dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn vay; bổ sung các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh nghèo và huyện nghèo nhằm tăng nguồn lực xây dựng NTM.