Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”: Góp phần nâng cao dân trí, năng lực sáng tạo

Thứ tư - 30/12/2015 08:29 968 0
Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”, bằng việc triển khai nhiều biện pháp tích cực đã góp phần nâng cao dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thư viện là nơi học sinh thường hay tìm đến để đọc sách, nâng cao kiến thức

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngay sau khi có Kế hoạch số 360/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án, ngành đã tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ (CLB) từ tỉnh đến cơ sở phù hợp từng đối tượng, độ tuổi, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, CLB được các cấp, các ngành thực hiện dưới nhiều hình thức như kịch thông tin, tiểu phẩm, cổ động trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, xe loa…

Đặc biệt, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hệ thống các thiết chế thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, CLB trên địa bàn tỉnh từng bước được xây dựng, củng cố và kiện toàn. Hiện tại, toàn tỉnh có 10/71 xã, phường có thư viện với tổng 78.364  bản sách; kho sách luân chuyển: 15.666  bản; kho sách thiếu nhi là 8.374 bản; hơn 80 loại báo, tạp chí; 4/8 trung tâm văn hóa thể thao; 14/71 nhà văn hóa - thể thao cấp xã và 513/786 nhà văn hóa - thể thao cấp thôn (210/513 nhà có hệ thống âm thanh, 393/513 nhà có bàn ghế, 132/513 nhà có sân thể thao và 86/513 nhà có công trình vệ sinh...).

Để nâng cao hiệu quả của hệ thống thư viện, bảo tàng và các CLB, hàng năm vào các ngày kỷ niệm lớn, các đơn vị chức năng đều tổ chức trưng bày, giới thiệu sách và các hiện vật lịch sử văn hóa của tỉnh. Riêng trong năm 2015, Thư viện tỉnh tổ chức 3 cuộc trưng bày những thành tựu văn hóa, xã hội với 96 ảnh, 647 lượt hiện vật; 8 lượt trưng bày sách báo, với 150 tên sách, 307 bản sách, 62 đầu báo; luân chuyển 4.727 lượt sách báo, phục vụ 3.410 lượt bạn đọc và truy cập internet.

Thư viện tỉnh cũng phối hợp luân chuyển 6.832 bản sách, 5.254 tên sách đến 12 đồn biên phòng, các trường học trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và 20 điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn toàn tỉnh. Thư viện tỉnh còn thành lập phòng đọc sách tại xã Nâm Nung (Krông Nô); thuyết minh phục vụ hơn 1.000 lượt khách tham quan tại các di tích trên địa bàn tỉnh.

Về phía Bảo tàng tỉnh cũng thường xuyên sưu tầm các hiện vật lịch sử, văn hóa. Kết quả đã sưu tầm được 312 ảnh thời sự, 14 ảnh chân dung, cùng quá trình công tác của các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu trên chiến trường Quảng Đức, phục vụ trưng bày truyền thống tại Bảo tàng.

Ngoài các danh thắng, di tích được công nhận thì việc bảo vệ, trùng tu di tích cũng được triển khai thực hiện. Đặc biệt, các di tích: Ngục Đắk Mil, Đồi 722 - Đắk Sắk, Căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV được xây dựng và đưa vào sử dụng  đã phát huy tốt vai trò giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ của tỉnh.

Cùng với đó, các hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội từ tỉnh đến cơ sở cũng được thường xuyên tổ chức. Trên cơ sở đó, nhiều CLB cùng sở thích, năng khiếu như CLB Người cao tuổi, CLB Thơ ca, CLB Khiêu vũ… cũng được thành lập và hoạt động thường xuyên, trở thành sân chơi hữu ích cho nhân dân. Các đội thông tin lưu động ở các huyện, thị xã đã xây dựng các chương trình văn nghệ phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Theo ông Phan Công Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai Đề án vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể như một số chính quyền địa phương chưa thực sự tích cực và triển khai quyết liệt, chưa quan tâm, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền và thực hiện nội dung đề ra.

Việc đầu tư, xây trụ sở, mua sắm trang thiết bị cho bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa chưa đồng bộ... Vì vậy, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, các địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu thông tin, các hội thi, hội diễn, hội thao… nhằm tạo không khí hăng say, phấn khởi và nâng cao ý thức, tinh thần giao lưu học tập trong nhân dân.

Bài, ảnh: Mỹ Hằng

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,217
  • Tháng hiện tại26,611
  • Tổng lượt truy cập41,406,940
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây