Tìm về giấc mơ chapi

Thứ ba - 29/11/2011 09:59 2.702 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Ôi Raglai, những rừng cây, ngọn núi mang tiếng đàn chapi/Ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn chapi… Thực ra, cây đàn chapi là của người Raglai ở vùng núi cao cực Nam Trung bộ, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Lâu nay, nghe nghệ sĩ Y Moon hát nên nhiều người cứ tưởng chapi ở Tây Nguyên. Bài hát "Giấc mơ Chapi" của Trần Tiến đã thôi thúc tôi tìm về vùng đất nắng cháy Ninh Thuận.


Hồn người Raglai

Vượt hàng trăm cây số, chúng tôi đến xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Xã Ma Nới sinh sống chủ yếu bà con Raglai, chỉ vài ba hộ người Kinh vào đây buôn bán. đến tận trung tâm xã rồi nhưng họi thăm vẫn chưa ai biết cây đàn chapi. May sao, tại UBND xã gặp được anh cán bộ địa chính Kiều Thành Dàng (dân tộc Chăm).

Chamaléa Âu say sưa với cây đàn chapi.


Vốn là trí thức trẻ tình nguyện đi vùng sâu, Ma Nới công tác đã gần chục năm, sau khi tốt nghiệp đH Nông Lâm TPHCM, nên anh thông thạo đất này lắm. Thành Dàng quả quyết ở thôn Do có già Chamaléa Âu chơi đàn chapi rất giọi. Vậy là chúng tôi lặn lội đến nhà Chamaléa Âu. đang bận gặt lúa ngoài đồng, nhưng khi con gái tìm, Chamaléa Âu tất tả về nhà tiếp khách.

Nghe Thành Dàng giới thiệu (bằng tiếng Raglai) rằng chúng tôi muốn tìm hiểu về cây đàn chapi, Chamaléa Âu hào hứng vào nhà lấy ra cây đàn và cả chiếc kèn bằng sừng. Ông bảo chúng tôi đợi ông chỉnh lại âm thanh một chút vì đã lâu không dùng đến. Ông cắt, gọt, chêm các dây đàn, lắng tai nghe thử... "được rồi". Thế là, rất tự nhiên, ông gảy đàn cho chúng tôi nghe, cao hứng hơn, ông đứng lên diễn bài Chim cúc cu…

Cây đàn chapi chỉ đơn giản là một ống tre, hai đầu có mấu, dài khoảng 40cm, có 8 (hoặc 12 dây), 4 (hoặc 6) phím bao quanh ống tre, dây cao hay thấp về cao độ là do 16 (hay 24) "con ngựa" chêm ở các đầu dây. Người chơi đàn gảy vào phím, hộp cộng hưởng là ống tre, được úp một đầu vào bụng. Âm thanh và tiết tấu của bài nhạc tùy thuộc vào nghệ thuật của người chơi đàn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hải Liên, người Raglai nói đàn chapi (đàn koq t’lơr) là bộ mã-la (chiêng đồng, nhạc cụ chính của người Raglai) do một người đánh. Câu nói này có hai ý, một là, đàn chapi không có bài riêng mà chỉ nhại lại bài bản của mã-la, nên rất gần với mã-la. Hai là, người Raglai rất nghiện nhạc mã-la, nhưng một người thì không thể tấu cả bộ mã-la nên phải tạo ra cây đàn chapi để vừa dễ mang theo, vừa có thể thay thế cho mã-la, "mình đánh, mình nghe".

Tôi họi nội dung các bài vừa đàn, Chamaléa Âu giải thích rằng, đó là cuộc sống hàng ngày của người Raglai. Bài Con ếch (Ếch oòng hát), hay bài Chim cúc cu nói về niềm vui của người Raglai đón những hạt mưa cho nương rẫy tốt tươi. Rồi bài Con gái Lúa, bài Con trai Bắp cũng chỉ đơn giản là người Raglai yêu quý hạt lúa, hạt bắp như những đứa con gái, con trai của mình. Tiếng đàn chapi chính là lòng người Raglai, hồn người Raglai.

Chamaléa Âu bảo: Cây đàn chapi dễ làm, dễ chơi. Chỉ cần chặt cây tre về, cưa ống, phơi khô, rồi gọt, tách thành phím, thành dây là xong, không phải mua bằng trâu, bằng chóe như mã-la. Vì thế nhạc sĩ Trần Tiến từng nói: "Ai nghèo cũng có cây đàn chapi" là rất đúng. Chơi đàn chapi chỉ cần một người, ở nhà gảy cũng được, đi rẫy gảy cũng xong, không cần phải hội hè đông đúc, tự gảy, tự nghe.

Chamaléa Âu cười: "Bây giọ cuộc sống vui, tiếng đàn cũng vui; ngày xưa buồn, đàn cũng buồn". Bản thân ông đã được đi biểu diễn ở Hà Nội, đà Lạt, Phú Yên, ông có thể đánh mã-la, thổi khèn bầu, kèn gadet (bằng sừng trâu hay sơn dương), gảy đàn chapi… "Nhưng giọ thanh niên không biết chơi mấy thứ này đâu, chúng nó thích nghe nhạc xập xình hơn. Tôi chỉ dạy cho con cháu trong nhà thôi, chứ dạy ra ngoài không còn ai thích nữa", Chamaléa Âu nói.

Giấc mơ chapi

Tỉnh Ninh Thuận có hơn 10% dân số là người Raglai. Xưa nay, người Raglai sống ở vùng núi cao, làm rẫy, chăn nuôi dê, cừu. đối với một vùng đất thiếu mưa, thừa nắng (3 tháng mưa, 9 tháng nắng) như Ninh Thuận, thì ở vùng núi cao kia càng khắc nghiệt hơn. Làm ra hạt lúa, hạt bắp không dễ dàng, vì vậy, đất này hiếm người giàu, đông người nghèo, có thôn, xã tới năm, bảy chục phần trăm người nghèo.

Chính sách của nhà nước về dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã tạo cơ hội cho bà con vượt khó. ọž huyện Bác Ái, nơi có 96% đồng bào dân tộc Raglai, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước (huyện 30A), cả 9/9 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn (xã 135), những năm qua, được nhà nước đầu tư nhiều nên đọi sống bà con đã đỡ hơn. đất đai bớt khô cằn nhọ các công trình thủy lợi, bà con đã biết trồng lúa nước, bắp lai. Gần hết các hộ có nhà xây, có tivi, nhiều nhà có xe máy. trường học được xây dựng khang trang, có trường trung học phổ thông, trường dân tộc nội trú. Toàn huyện có cả trăm em đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, có con đường nhựa gần 20km từ QL27 vào đến trung tâm xã, có đường liên thôn trải bê tông, những căn nhà cao ráo, thoáng mát, trường học về tận làng, đã làm thay đổi hẳn diện mạo một xã vùng sâu vùng xa. đọi sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện dần dần.

Anh Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Ninh Sơn, nói với chúng tôi: "Mai này, đọi sống khá lên, các lễ hội được tổ chức, phục dựng lại, thì đàn chapi cũng như các nhạc cụ khác như mã-la, khèn bầu, trống đất… sẽ được dùng thưọng xuyên. Nhiều người biết, nhiều người chơi mới giữ được". Anh Lâm cho biết, ở huyện Bác Ái còn nhiều người biết chơi đàn chapi. Nếu đến xã Phước Thắng thì tìm Catơr Chiến, Phước Thành có Chamaléa Liếp, Phước Tân thì tìm Chamaléa Thị Sính, nhưng ở Ninh Sơn, Ma Nới chẳng còn ai. Nguy cơ mai một đã thấy, vì lớp trẻ không thích, còn lớp già sắp qua đời hết rồi (!).

Tôi lặng nhìn dáng vẻ khắc khổ của Chamaléa Âu. Ông vẫn thanh thản chơi đàn, vẫn mải mê giới thiệu cây đàn chapi: đây là dây mẹ, đây là dây cha, dây con lớn và dây con út. Dây mẹ thì trầm, dây con thì thanh... Ông không nói về giấc mơ của mình, nhưng tôi nghe tha thiết đâu đây bài hát của người Raglai: Hỡi Bắp trắng con trai của mẹ/Hãy để cho mẹ được bình an, no đủ/Hỡi Bắp trắng con trai của mẹ/đừng để nước muốn đổ, nồi muốn nghiêng… (Hát ru con trai Bắp).

Nguồn tin: Báo Sài gòn giải phóng

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay2,969
  • Tháng hiện tại43,772
  • Tổng lượt truy cập41,424,101
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây