Toạ đàm giải ngân vốn đầu tư: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư

Thứ ba - 03/07/2012 21:34 2.507 0
Ngày 02/07, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi "Toạ đàm giải ngân vốn đầu tư năm 2012" với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.
đây là cơ hội để Bộ Tài chính, hệ thống Kho bạc Nhà nước, các Bộ ngành và các chủ đầu tư, BQL quản lý vốn đầu tư lớn của Nhà nước trao đổi thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và bàn biện pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tham dự buổi Toạ đàm có Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Nguyễn Hồng Hà cùng đông đảo đại diện các chủ đầu tư,  đại biểu từ các cơ quan ban ngành liên quan.


Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh phát biểu kết luận tại buổi Toạ đàm
Theo báo cáo của KBNN, tính đến hết tháng 6/2012, tổng số kế hoạch đã triển khai phân bổ là 224.500 tọ· đồng, bằng 83% so với cùng kỳ kế hoạch vốn năm 2011, trong đó vốn XDCB tập trung là 140.700, vốn TPCP là 26.800 tọ· đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu là 34.000 tọ· đồng, vốn khác là 23.000 tọ· đồng.
Về tình hình giải ngân, tính đến hết tháng 6/2012, ước số vốn giải ngân qua KBNN là 93.415/224.500 tọ· đồng (bao gồm cả số vốn tạm ứng), đạt 41,6% so với kế hoạch vốn năm 2012; trong đó bao gồm vốn XDCB tập trung là 64.665, vốn TPCP là 6.350 tọ· đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu là 12.900 tọ· đồng, vốn khác là 9.500 tọ· đồng
Báo cáo nêu rõ, qua 6 tháng đầu năm 2012 thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của ngành Tài chính cho thấy, toàn ngành đã nỗ lực, chủ động triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND tỉnh, thành phố, các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước phân bổ kế hoạch đầu tư, chỉ đạo các chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012 tình hình giải ngân của cả nước đạt thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như việc giao vốn cho các Bộ, ngành, địa phương chậm hơn so với các năm trước, vốn TPCP thực hiện giao nhiều đợt; một số dự án do không đáp ứng đủ các tiêu chí nên việc bố trí kế hoạch vốn còn vướng mắc phải xử lý; trong 6 tháng đầu năm các chủ đầu tư đang tập trung hoàn thành giải ngân kế hoạch năm 2011 và hoàn thành các thủ tục đầu tư, đấu thuầu, ký kết hợp đồng nên khối lượng thanh toán còn thấp. Một số dự án nhu cầu tạm ứng vốn xây lắp và thiết bị cao hơn mức cho phép 30% kế hoạch vốn năm 2012; năng lực tài chính của nhà thầu khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của nhiều dự án; Công tác phân bổ kế hoạch vốn chi tiết của các Bộ, ngành và địa phương còn chậm, chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc triển khai thực hiện của các chủ đầu tư cũng còn một số vấn đề tồn tại.


Vụ trưởng Vụ đầu tư Phạm đức Hồng phát biểu tại buổi Toạ đàm
Tại buổi Toạ đàm, ý kiến từ các ban quản lý dự án đầu tư cho biết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư như vấn đề tăng quy mô dự án đầu tư, vấn đề tạm ứng vốn, điều chỉnh quy hoạch, tổng dự toán đầu tư, Thẩm định vốn và các vấn đề chi tiết hơn như liên quan đến các mẫu biểu, mở tài khoản, chuyển nguồn dự án… Cụ thể, các ý kiến đều tập trung đề nghị cơ quan chức năng làm rõ các khái niệm về tăng hạng mục, tăng quy mô để hướng dẫn các chủ đầu tư tránh việc không quyết toán được các hạng mục hoặc tạm dừng các công trình
Phát biểu tại buổi toạ đàm, đại diện của Ban QLDA Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu đề xuất trong quá trình thực hiện dự án có phần chi vốn sự nghiệp thay vì mở ở Kho Bạc Hà Nội, sẽ mở tại ngay tại KBNN tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Liên quan đến những vướng mắc khi chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài, các chủ đầu tư cho rằng những quy định hiện hành đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện, đại diện Vụ KH-TC, Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) kiến nghị trong thời gian tới nên giao vốn và chủ đầu tư về một đầu mối trước thực trạng trong các dự án mua nhà tại nước ngoài, vốn giao cho Bộ Ngoại Giao, chủ đầu tư giao Bộ Khoa học-Công nghệ gây khó khăn cho cả chủ đầu tư và người được giao vốn. Ngoài ra, đại diện Bộ này cũng cho rằng một số quy định tại Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa phù hợp với việc đầu tư ở nước ngoài, cụ thể là việc mua nhà ở nước ngoài khiến cho chủ đầu tư và KBNN có những vướng mắc khi thực hiện tạm ứng vốn ban đầu.
đối với những quy định về tạm ứng vốn cho hàng hoá nhập khẩu tại nước ngoài ở các dự án liên quan đến CNTT, y tế, ý kiến từ đại diện của Bộ KHCN, Bộ Lao động TBXH cho rằng cần tăng mức tạm ứng ban đầu vượt khọi mức 30% theo quy định của Chỉ thị 1792 để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.


đại diện Văn phòng Chính phủ phát biểu tại buổi Toạ đàm
Phát biểu kết luận tại buổi Toạ đàm, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nêu rõ, trước tình hình khó khăn và thuận lợi trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1792/CT-Ttg, đây được coi là động thái đầu tiên để thực hiện  tái đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế của đất nước. Sau buổi Toạ đàm tại Hà Nội, KBNN sẽ tổ chức buổi toạ đàm với nhứng nhà đầu tư tại phía Nam. Những bất cập trong Chỉ thị 1792 và các quy định hiện hành sẽ được tập hợp để kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, nhất là các vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và XDCB theo Chỉ thị 1792/CT-TTg như: mức vốn tạm ứng, thanh toán vốn TPCP năm 2012 theo Quyết định số 368/Qđ-TTg ngày 3/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời triển khai chỉ đạo các giải pháp để xử lý triệt để những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính nhằm  đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho biết đối với các Bộ và Ban quản lý dự án, trong khi chọ Chính phủ và Bộ Kế hoạch-đầu tư có ý kiến và hướng dẫn cụ thể cần  thực hiên nghiêm các quy định hiện hành, tránh việc vi phạm; vấn đề tạm ứng cũng cần được hết sức quan tâm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến dự án mà còn ảnh hưởng chung đến điều hành dự án và cân đối vĩ mô chung của đất nước; Quyết toán giải phóng mặt bằng cũng cần được quan tâm bởi hiện nay tài khoản chưa được tất toán còn rất lớn.
NA

Nguồn tin: Bộ Tài chính

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay5,695
  • Tháng hiện tại53,193
  • Tổng lượt truy cập41,233,794
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây