Trại giam phi pháp ở Hoàng Sa

Thứ tư - 18/07/2012 21:01 1.562 0

Trại giam phi pháp ở Hoàng Sa

Hành động xây dựng trại giam, đổi tên đường… trên đảo Phú Lâm nằm trong âm mưu chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Kế hoạch xây dựng Sở Công an và trại tạm giam trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, được đài truyền hình Thâm Quyến ngang nhiên thông báo trong một phóng sự phát hồi cuối tuần. đây là hoạt động leo thang mới nhằm củng cố cho cái gọi là TP.Tam Sa cũng như cản trở hoạt động đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Ngang ngược

Từ khi tuyên bố thành lập TP.Tam Sa bao trùm cả Hoàng Sa và trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt và nhiều bên đã chỉ rõ đây là quyết định sai trái, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận, đạo lý để tiến hành những trò "phù phép" về mặt dân sự, hành chính để củng cố sự chiếm đóng trên Hoàng Sa. Nước này ra sức nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm để biến nơi đây thành "thủ phủ của Tam Sa".

Mới nhất là việc xây dựng trại tạm giam nói trên để giam giữ ngư dân nước ngoài bị Trung Quốc bắt khi đang hoạt động ở khu vực Hoàng Sa. Hoàn Cầu thời báo ngang ngược tuyên bố trại tạm giam sẽ "giải quyết vấn đề gây đau đầu bấy lâu nay là không tìm được nơi giam giữ thích hợp cho các ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển". Thực chất, ai cũng rõ Hoàng Sa và vùng phụ cận là phần không thể tách rọi của Việt Nam, là ngư trường truyền thống bao đọi nay của ngư dân ta. Chỉ có lực lượng hải giám, ngư chính của Trung Quốc là thưọng xuyên bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa. Từ đó, có thể thấy trại tạm giam kia là nhằm vào ai. Ngoài ra, Trung Quốc đang cài ở khu vực Hoàng Sa tàu ngư chính 306 và theo thống kê của Hoàn Cầu thì chỉ trong nửa đầu năm 2012, tàu này đã bắt giữ phi pháp 4 tàu cá Việt Nam. Hồi cuối tháng 6, tàu 306 còn được gấp rút huy động tới khu vực bãi cạn Scarborough để đối đầu với tàu Philippines.

 Doanh trại quân sự trên đảo - áº¢nh: Miljinhua.com

  Trại giam phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Hoàn Cầu

Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng ngân hàng, bệnh viện, trụ sở công an, dân phòng, chi đội hải giám… để thể hiện "chủ quyền" phi pháp và vô hiệu đối với Hoàng Sa. đặc biệt sau quyết định thành lập TP.Tam Sa, các cơ sở xây dựng trái phép ở Phú Lâm đều được đổi tên. Thậm chí tuyến đường chính trên đảo bị đổi thành đường Bắc Kinh. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Lưu Tử Quân cho rằng các hành động nói trên là nhằm tăng cưọng kiểm soát và khống chế thực địa.

Chuẩn bị quân sự

Song song đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai ý định lập Bộ Chỉ huy quân sự Tam Sa với nòng cốt là đảo Phú Lâm nói riêng và cả quần đảo Hoàng Sa nói chung. Họ muốn biến Hoàng Sa thành căn cứ quân sự cùng với củng cố tổ chức hành chính để tạo cơ sở chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa và tiến tới thôn tính nốt trường Sa.

Tân Hoa xã từng dẫn lời PGS Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc trường đảng trung ương Trung Quốc, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân, biến nơi đây thành tiền đồn quân sự. đáng quan ngại hơn, theo PGS Bạch, đảo Phú Lâm có thể bị biến thành địa điểm trung chuyển, tiếp vận cho tàu chiến, máy bay của Trung Quốc từ đảo Hải Nam, phục vụ mưu đồ kiểm soát cả khu vực biển đông.

Mới đây, dư luận cũng đặc biệt quan tâm việc Phó đô đốc Vương đăng Bình được điều động làm Chính ủy Hạm đội Nam Hải, vốn có khu vực hoạt động ở biển đông. Ông Vương từng giữ chức Chính ủy Hạm đội Bắc Hải và được cho là người có quan điểm cứng rắn, "diều hâu". Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời viên tướng này hùng hổ tuyên bố: "Hải quân Trung Quốc quyết không để lãnh thổ thu hẹp và mất lãnh thổ. đối với vấn đề Nam Hải (tức biển đông - NV), chúng tôi có đủ năng lực và biện pháp".

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay2,131
  • Tháng hiện tại72,244
  • Tổng lượt truy cập41,252,845
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây