Đặc tính kháng sinh của tỏi diệt các vi khuẩn và giúp vết nhiệt miệng mau lành - Ảnh: Shutterstock |
Tỏi
Theo healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe, tỏi là gia vị phổ biến trong nhà bếp, có dược tính cao. Bạn chỉ việc nghiền nát 2-3 tép tỏi và đắp lên vết lở miệng. Rửa sạch sau 15 phút. Đặc tính kháng sinh của tỏi diệt các vi khuẩn và giúp vết nhiệt miệng mau lành.
Dầu cây chè
Thuộc tính kháng khuẩn của dầu cây chè điều trị vết lở miệng rất hiệu quả. Thoa dầu cây chè đã được pha loãng lên vùng bị ảnh hưởng 3 lần mỗi ngày để loại bỏ các mụn nước.
Đá
Túi chườm lạnh có thể làm giảm đau và giảm sưng liên quan đến nhiệt miệng. Chườm đá cũng ngăn ngừa vết lở loét lây lan.
Sữa
Canxi trong sữa giúp chống lại các loại vi khuẩn gây lở loét. Sữa cũng tăng tốc quá trình làm lành vết thương và chữa lành mụn nước nhanh chóng. Thấm một ít bông vào sữa lạnh, sau đó thoa lên vết lở miệng trong vài phút. Làm 2-3 lần mỗi ngày.
Lô hội
Lô hội (nha đam) có tác dụng giảm cảm giác ngứa ran và khó chịu do vết lở loét gây ra. Những chất có dược tính cao trong lô hội giúp làm dịu viêm và chữa lành các vết phồng rộp.
Hành tây
Hành tây giúp chữa mụn nước rất hiệu quả nhờ thuộc tính kháng viêm của nó. Cắt lát hành tây, sau đó thoa lên vết rộp, rửa sạch sau vài phút.
Lan Chi