Triệt hạ gỗ quý ở Vưọn Quốc gia Yok đôn

Thứ năm - 09/08/2012 05:04 1.650 0
Vưọn Quốc gia (VQG) Yok đôn là rừng đặc dụng lớn nhất nước nằm trên địa bàn 2 tỉnh đắk Lắk và đắk Nông

 

Giữa năm 2011, khi hàng trăm cây gỗ quý hiếm trong VQG này bị đốn hạ, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh đắk Lắk đã quyết liệt chỉ đạo tăng cưọng quản lý, bảo vệ rừng nên lâm tặc phải án binh bất động. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7-2012 đến nay, lâm tặc lại tiếp tục đổ bộ vào VQG Yok đôn trước sự bất lực của kiểm lâm.
Tại Tiểu khu 484 VQG Yok đôn, cách đường tuần tra của kiểm lâm chừng 30 m, chúng tôi thấy một cây giáng hương có đường kính gốc khoảng 80 cm vừa bị đốn hạ. Trong bán kính 100 m quanh đó, chúng tôi đếm được hơn 20 cây căm xe, giáng hương đường kính gốc 50 - 90 cm nằm la liệt. Những dấu tích tại hiện trường như bếp lửa, can đựng nước, vọ hộp thức ăn… cho thấy lâm tặc đã tổ chức đốn hạ gỗ tại đây suốt thời gian dài.
Tiếp tục đi sâu vào các Tiểu khu 484, 477..., chúng tôi phát hiện hơn 50 cây gỗ quý bị lâm tặc chặt hạ. Vết tích để lại cho thấy toàn bộ số cây này bị đốn hạ trong khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8-2012. Nhiều cây đã được cắt khúc nhưng chưa kịp vận chuyển khọi rừng.
Nhiều cây gỗ quý bị lâm tặc đốn hạ ở Vưọn Quốc gia Yok đôn
Tình trạng phá rừng ở VQG Yok đôn hiện rất nghiêm trọng. Ngày nào lực lượng kiểm lâm cũng phát hiện lâm tặc đốn hạ gỗ quý. Chỉ 15 ngày cuối tháng 7-2012, kiểm lâm đã phát hiện và xử lý hơn 30 vụ chặt phá rừng. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ dừng lại ở chỗ đi đếm gốc cây đã bị đốn hạ, ghi ngày phát hiện, rồi thu gom gỗ còn sót lại để bán đấu giá!
Lực lượng kiểm lâm của VQG Yok đôn có 226 người, trong đó 173 người trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng với hệ thống trạm và phương tiện hỗ trợ đầy đủ. Tuy nhiên, những gì xảy ra cho thấy lực lượng bảo vệ ở đây đã bị… tê liệt, để mặc lâm tặc lộng hành. Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc VQG Yok đôn, thừa nhận tình trạng phá rừng ở VQG Yok đôn rất nghiêm trọng, một phần do công tác quản lý bị buông lọng và có dấu hiệu kiểm lâm tiếp tay lâm tặc.
Bài và ảnh: Cao Nguyên

Bình luận bạn đọc
  • MINH TRÍ
    09/08/2012 13:33

    LÀM THẾ NÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO Vọ† RọªNG CÓ HIọ†U QUẢ? Tại sao tình trạng lâm tặc cứ tiếp tục hoành hành chặt phá rừng, vận chuyển gỗ một cách trái phép ngang nhiên xảy ra ở hầu như các tỉnh có rừng, mặc dù các địa phương đều có phương án quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, quản lý kiểm tra của ngành kiểm lâm nhưng vẫn không hiệu quả. Người ta đặt dấu họi cây gỗ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ đâu mà dấu được? Vì tất cả gỗ vận chuyển đều phải đi ra từ cửa rừng đầu tiên, đều do các chủ rừng đơn vị lâm trường quản lý. Như vậy làm sao để đi được? Qua tìm hiểu của nhiều hộ dân đang sinh sống ở khu vực bên ngoài cửa rừng, dân có nhu cầu đi lấy gỗ khi vận chuyển ra khơi cửa rừng chỉ cần bồi dưỡng cho nhân viên gác cửa rừng, tùy theo loại xe lớn hay nhọ vận chuyển gỗ nhiều hay ít, hai bên tự thọa thuận mức bồi dưỡng. Có nhiều người dân có ý thức thông báo việc làm sai trái trên cho cơ quan có chức năng công an, kiểm lâm, nhưng không có chứng cứ cũng không làm được gì. trường hợp như các vưọn quốc gia quản lý rừng nguyên sinh có rất nhiều gổ quý, có bộ máy quản lý của vưọn quốc gia, bên cạnh đó còn có Hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ quản lý rừng của vưọn quốc gia, nhưng gỗ vẫn tiếp tục bị chặt phá vận chuyển ngang nhiên. Thực tế đã xảy ra rất nhiều vưọn quốc gia của các tỉnh, đã được phóng viên báo chí phản ánh, nhiều vụ đã phát hiện vận chuyển gổ quý với số lượng lớn, do cán bộ kiểm lâm của vưọn quốc gia tiếp tay với lâm tặc, đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Cơ chế hiện nay Phó giám đốc vưọn quốc gia lại kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm của vưọn, Hạt trưởng do đơn vị chức năng của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn bổ nhiệm, không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm địa phương. Có thể do cơ chế trên nên có điều kiện dễ xảy ra tiêu cực?. Có rừng ở gần khu vực biên giới của các tỉnh miền núi tây nguyên, đi vào cửa rừng rồi lại phải đi qua nhiều đồn biên phòng, khi qua đồn phải xuất trình giấy tọ tùy thân có lý do mới vào được, nhưng gỗ của bọn lâm tặc vẫn đi được. để có thể khắc phục tình trạng chặt phá rừng hiện nay, cần thiết các bộ ban ngành cấp trên có văn bản chỉ đạo các địa phương, trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa cácđơn vị chủ rừng, kiểm lâm, công an, biên phòng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành tham gia, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự sống cho con người. Thực hiện quy chế trên cần phải xây dựng ngay chốt tại các trạm cửa rừng, có lực lượng phối hợp của các ngành trên tham gia tăng cưọng ở đây, thưọng xuyên công tác kiểm tra các đơn vị khai thác gỗ tự nhiên được cấp phép, và các phương tiện vận chuyển gỗ ra cửa rừng, phát hiện xử lý ngay các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất rừng vào mục đích khác như trồng trọt, làm nhà trái phép, kiên quyết trục xuất ra khơi cửa rừng. Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý các tình huống trên và có chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. đối với các vưọn quốc gia trực thuộc trung ương, nên tách chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa Bộ máy quản lý vưọn quốc gia và Hạt kiểm lâm của vưọn. Cơ quan hạt kiểm lâm của vưọn quốc gia nên trực thuộc chi cục kiểm lâm của địa phương, và do địa phương bổ nhiệm Hạt trưởng. đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm Gíam đốc các lâm trường, các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ, trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao, phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.


 
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay5,027
  • Tháng hiện tại63,520
  • Tổng lượt truy cập41,131,323
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây