Trung Quốc sắp đưa hai tàu cá lớn đánh bắt trái phép ở Trường Sa

Thứ năm - 21/03/2013 07:23 1.194 0
Sau tiết Thanh minh, diễn ra đầu tháng 4 năm nay, hai tàu cá lớn hiện đại của Trung Quốc sẽ xuống vơ vét phi pháp nguồn thủy sản ở vùng biển thuộc Trường Sa của Việt Nam.

 

Theo Tân Văn xã hôm 20.3, đó là tàu Quỳnh Quỳnh Hải 02378 và tàu Quỳnh Quỳnh Hải 02278, với mỗi tàu có khả năng chứa tới 200 tấn thủy sản và hoạt động liên tục 10 ngày 10 đêm.

Thông tin này được đưa ra chỉ 10 ngày sau khi Tân Hoa xã đưa tin chương trình “tuần tra bảo vệ ngư dân Trung Quốc” hoạt động trái phép ở vùng biển gần Trường Sa trong năm 2013 chính thức khởi động, với 2 tàu ngư chính 310 và 301 đã có mặt ở khu vực này hôm 10.3.

Quan chức Trung Quốc Lưu Quế Mậu còn lên giọng khẳng định đây chỉ mới là giai đoạn đầu của chương trình và trong năm nay sẽ có tới 21 tàu ngư chính với tổng cộng 3.000 nhân viên hoạt động phi pháp tại khu vực Trường Sa.

Những hành động nói trên của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.

 

Vào ngày 7.3 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhấn mạnh rằng mọi hoạt động tại các khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Tuyên bố này được đưa ra trước câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc một số tàu hải tuần của Trung Quốc thực hiện tuần tra tại biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

“Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối”, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Văn Khoa
 

Ý kiến bạn đọc
MINH TRÍ
CẦN SỚM CÓ BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Bộ ngọai giao Philippines đã quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Quốc tế của LHQ. Ông Del Rosario, Ngọai trưởng Philippines, phát biểu "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc". Đây là việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ quyền của quốc gia. Vì vậy, Bộ ngoại giao nước ta cũng nên sớm đệ trình LHQ chủ quyền biển đông đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động phi pháp tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có phê duyệt thành lập Đài phát thanh và truyền hình Tam Sa, Đài truyền hình vệ tinh Tam Sa cũng như tờ Nhật báo Tam Sa. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cử tàu hải giám tuần tra phi pháp tại khu vực Hoàng Sa, ngang ngược xua đuổi 2 tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 96417 TS và QNg 96382 TS đang hoạt động bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Mới đây nhất là cử tàu khảo sát Nam Phong đến điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển Trường Sa. Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của LHQ đứng ra giải quyết tranh chấp. Đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta và bảo vệ ngư dân của nước ta đánh cá trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay5,086
  • Tháng hiện tại52,584
  • Tổng lượt truy cập41,233,185
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây