Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông

Thứ hai - 20/10/2014 03:59 777 0
Sau khi tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, theo đàiTiếng nói nước Nga.

 

HORIZONTAL
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP

 

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh đường băng quân sự tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trang tinWant China Times (Đài Loan) ngày 18.10 dẫn đài Tiếng nói nước Nga cho hay. Với đường băng phi pháp này, không quân và hải quân thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) giờ đã có thể án ngữ chiến đấu cơ tại biển Đông.

Want China Times cho biết trước đó đã có nhiều bản tin cho hay Trung Quốc cũng đang xây một căn cứ hải quân tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một khi hoàn tất, căn cứ này sẽ có quy mô lớn gấp đôi căn cứ Mỹ tại đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, theo trang tin Đài Loan.

Nguồn tin của đài Tiếng nói nước Nga cho biết một khi có căn cứ quân sự ở biển Đông, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thiết lập một ADIZ tại đây. Bắc Kinh cũng đã tạo một ADIZ tại biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không tạo ra xung đột quân sự tại cả hai vùng biển, đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Giáo sư Dmitry Evstafiev thuộc Trường đại học St.Petersburg nhận định. “Tôi không thấy có khả năng nào cho một cuộc xung đột vũ trang diễn ra quanh quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc sẽ tránh tạo ra xung đột tại hai mặt trận cùng lúc”, ông Evstafiev nói.

Chuyên gia Nga này cũng bình luận rằng nếu có xung đột vũ trang tại biển Đông hoặc biển Hoa Đông, Mỹ nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn cho các nước đối đầu với Trung Quốc. Giáo sư Evstafiev cho rằng mặc dù sẽ có khả năng xảy ra các cuộc đối đầu nhỏ lẻ, nhưng ít có khả năng chúng sẽ leo thang thành xung đột vũ trang.

Hoàng Uy

Ý kiến bạn đọc
 

MINH TRÍ (bmt) - 23 giờ trước
Qua thực tế đã diễn ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào khai thác vào vùng biển đông thuộc chủ quyền của nước ta. Tại thời điểm đó Nhà nước ta đã đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, đồng thời sử dụng lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển kiên quyết bảo vệ vùng biển đông thuộc chủ quyền của nước ta, chính vì vậy Trung Quốc đã bị dư luận lên án và áp lực của các nước trên thế giới phản ứng ủng hộ Việt nam, cụ thể là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã ra nghị quyết buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển đông thuộc chủ quyền của nước ta, trả lại hiện trạng ban đầu như trước ngày 01.05.2014, vì vậy Trung Quốc đã thông báo rút giàn khoan từ ngày 15.07.2014. Mặc dù vậy chúng ta không thể nào đặt Chiến lược niềm tin vào Trung Quốc, vì từ trước đến nay Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, trong các buổi hội nghị, hội thảo quốc tế đều tuyên bố tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của các nước, ngược lại đến khi hành động thì ngược lại, với tư tưởng bá quyền đã ăn sâu vào tiềm thức đã dùng sức mạnh vũ lực để chiếm đoạt, đe dọa các nước yếu hơn mình. Thực tế quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974 và đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1988. Hiện nay theo nguồn tin của Đài tiếng nói nước Nga, Trung Quốc đang có ý định đang lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển đông, đây là vấn đề rất hệ trọng, nếu xảy ra thì sẽ xâm phạm chủ quyền vùng biển đông của nước ta, ảnh hưởng đến giao thương hàng hải của các nước trên thế giới. Trong cuộc trao đổi với các học giả Đức tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) ngày 15.10.2014, trước câu hỏi về những bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời rất thẳng thắn: “Chúng tôi tin rằng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, trong mọi lĩnh vực kể cả vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đều phải tuân theo luật pháp quốc tế và các nền tảng pháp lý một cách minh bạch và bình đẳng, thông qua các cơ quan tài phán và trọng tài quốc tế. Theo tôi, đó là giải pháp hòa bình, tiến bộ và nhân văn”. Do vậy đề nghị Chính phủ nước ta cần phải sớm khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về luật biển, đây là biện pháp hòa bình duy nhất, bởi vì có như vậy chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 và đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc có ý định thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển đông.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,304
  • Tháng hiện tại19,448
  • Tổng lượt truy cập41,200,049
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây