Trung Quốc ‘sợ’ bà Clinton và sẽ ‘thích’ ông Trump hơn

Thứ sáu - 15/07/2016 01:06 723 0
Ông Donald Trump hay dùng lời lẽ cứng rắn nói về Trung Quốc, nhưng bà Hillary Clinton, với những gì từng thể hiện khi còn là ngoại trưởng Mỹ, cho thấy bà còn hứa hẹn cứng rắn hơn, Reuters nhận xét.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đứng trước khả năng có nhiều thay đổi lớn vì những sự kiện trong năm nay. Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết vụ kiện của Philippines nhằm vào “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc nhằm nuốt trọn Biển Đông. Trong khi đó, phía Mỹ năm nay có những động thái thách thức việc tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, và sắp có tổng thống mới kế nhiệm ông Barack Obama.

Hiện tại ông Donald Trump (đảng Cộng hòa) và bà Hillary Clinton (đảng Dân chủ) sắp tiến vào chặng nước rút của cuộc đua vào Nhà Trắng. Việc ai trong số hai người này làm tổng thống cũng sẽ tác động mạnh lên quan hệ Mỹ - Trung, và xa hơn là tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Reuters ngày 12.7 cho rằng ông Donald Trump mới là người khiến Trung Quốc cảm thấy dễ chịu hơn bà Hillary Clinton.

Sau tất cả những gì diễn ra từ đầu cuộc tranh cử đến nay, hình ảnh ông Donald Trump hiện lên truyền thông khi nói về Trung Quốc khá tiêu cực. Ông từng khẳng định Trung Quốc phá hoại kinh tế Mỹ bằng việc thao túng tiền tệ, nói rằng kinh tế Trung Quốc đang “cưỡng bức” kinh tế Mỹ. Tuy vậy, ông vẫn chỉ dừng lại ở mức một “nhân tố bí ẩn” với Trung Quốc, ít nhất theo đánh giá của những nhà ngoại giao Trung Quốc.

Khi được hỏi về Donald Trump, một nhà ngoại giao Mỹ thừa nhận không biết rõ tỉ phú này, nhưng lại khẳng định “Clinton sẽ là một đối tác khó nhằn”, Reuters cho biết.

Đây là điều dễ hiểu vì bà Clinton từng làm ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009 - 2013. Một trong những dấu ấn tiêu cực nhất Trung Quốc nhìn nhận về bà Clinton có thể nằm ở năm 2010, thời điểm bà Clinton đẩy vấn đề Biển Đông vào top những vấn đề an ninh hàng đầu của Mỹ. Thời điểm ấy, Bắc Kinh đáp lại bằng cách nhấn mạnh Biển Đông chứa đựng “những lợi ích cốt lõi” của họ.

Reuters dẫn lại một bài đăng trên Tân Hoa xã hồi tháng 5.2016, trong đó nhận xét rằng Trung Quốc xem chiến dịch tranh cử của ông Trump biệt lập hơn, so với một Hillary Clinton bị mô tả như “bàn tay của chính sách đối ngoại cũ”, và rằng bà Clinton ủng hộ việc xoay trục của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương, điều Bắc Kinh xem là mối đe dọa lớn.

“Mối quan tâm, sự cứng rắn trong ngoại giao của bà ấy tới lúc này có lẽ là biện pháp tốt nhất để củng cố cái gọi là vị thế lãnh đạo của Mỹ”, theo bài bình luận của Tân Hoa xã.

Nói cách khác, bà Clinton đang chạm tới những điều Trung Quốc ngại nhất là Biển Đông và nhân quyền. Trong khi đó như đã nêu, ông Trump vẫn là nhân tố bí ấn, dù cũng trực tiếp có những phát ngôn chọc giận dư luận Trung Quốc.

Trung Quốc ‘sợ’ bà Clinton và sẽ ‘thích’ ông Trump hơn - ảnh 2
Ông Donald Trump được đánh giá là người sẽ "thân" Trung Quốc hơn bà ClintonREUTERS

Xen lẫn các nhận xét về Trung Quốc của ông Trump là vài ý kiến có vẻ đi ngược lại quan điểm của chính quyền Tổng thống Barack Obama (cũng bên đảng Dân chủ mà bà Clinton đang đại diện). Lấy ví dụ, ông Trump có quan hệ khá tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin trên mặt báo. Ông Trump cũng từng nói rằng Hàn Quốc và Nhật Bản, những đồng minh quan trọng ở châu Á, nên tự phát triển vũ khí hạt nhân, đừng lệ thuộc vào Mỹ.

Chính vì lẽ này, cố vấn Peter Navarro của ông Trump, một nhà kinh tế học tại Đại học California tại Irvine (bang California, Mỹ) cho rằng một chính quyền do ông Trump lãnh đạo sẽ nhận được “sự tôn trọng”.

“Sự khác biệt trọng điểm của một chính quyền do Trump lãnh đạo, với chính quyền hiện tại hoặc một chính quyền của Clinton là sự tôn trọng. Các lãnh đạo của Nga, Trung Quốc sẽ tôn trọng Trump, tôn trọng Mỹ vì chúng ta mạnh cả về kinh tế, quân sự lẫn chính trị”, Reuters dẫn lời ông Peter Navarro.

Nhật Đăng

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay564
  • Tháng hiện tại77,755
  • Tổng lượt truy cập41,258,356
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây