Trung Quốc vẽ kế hoạch "sửa chữa chính quyền trung ương"

Thứ hai - 25/02/2013 06:12 1.116 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này đã xem xét và đưa ra một kế hoạch “sửa chữa lớn” chính quyền trung ương như là một nỗ lực sắp xếp lại bộ máy, ngăn chặn nạn quan liêu và thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu mạnh nhất trong vòng 13 năm.

25 thành viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua dự thảo cải cách sẽ được Ủy ban Trung ương mở rộng thảo luận vào các ngày từ 26-28 tới đây, theo thông tin chính thức của Tân Hoa Xã. Các thay đổi sẽ được thông qua tại phiên họp hàng năm của cơ quan lập pháp nước này vào tháng tới khi Lý Khắc Cường, nhân vật quan trọng số 2 của Đảng Cộng sản. Cuộc họp này cũng sẽ chính thức công bố vị trí Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Chính phủ của ông Lý Khắc Cường.

“Sửa chữa lớn” có nghĩa là nhằm giảm thiểu những nguy cơ đang đến với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nước này đang phải vật lộn với việc cần thúc đẩy tiêu dùng, giải quyết suy thoái môi trường, ngăn chặn nạn tham nhũng và bất ổn xã hội. Ông Đinh Học Lương, một giáo sư tại trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hồng Kông cho rằng Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường việc phải đối mặt với những quyền lợi cố hữu có thể hạn chế khả năng của họ trong việc cải cách lại bộ máy chính quyền.

“Bất cứ lúc nào một lãnh đạo mới lên nắm quyền, họ đều cố gắng tiến hành tái cơ cấu lại bộ máy chính quyền nhưng điều này là rất khó bởi vì họ sẽ vướng vào quyền lực của mình và chẳng ai muốn từ bỏ quyền lực đó cả”, ông Đinh nói, “Ông Tập và ông Lý có thể chỉ thúc đẩy việc này thông qua một phiên bản khác theo ý họ mà thôi.”

Ông Tập Cận Bình -Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và sẽ chính thức trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 3 tới đây

Trong một bài báo xuất bản ngày 23/2, Tân Hoa Xã cho biết các thành viên Bộ chính trị nhất trí thông qua cải cách theo hướng “tích cực nhưng thận trọng, cải cách từng bước một.”

Cản trở sự tăng trưởng

“Nếu những thay đổi trong Hội đồng Nhà nước hay Nội các đi trước, đó có thể là một dấu hiệu mà ‘các nhà lãnh đạo mới biết nhiệm vụ của họ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua một bộ máy hiệu quả và không chỉ phục vụ cho riêng hoạt động kinh tế’. Và hệ thống lãnh đạo, vì bản thân nó, sẽ cản trở con đường này”, ông Kerry Brown, một cựu ngoại giao ở Bắc Kinh và hiện là giáo sư về chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney cho biết.

Lý Khắc Cường - người sẽ nhậm chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 3/2013.

Những thay đổi sẽ được công bố trong thời gian các cuộc họp Quốc hội bắt đầu tại Bắc Kinh vào ngày 05/03, trùng với việc hoàn thành chuyển giao quyền lực sau hơn một thập kỷ và đổi mới thế hệ lãnh đạo đã được bắt đầu từ tháng 10/2012. Cải cách thể chế đã được công bố mỗi 5 năm kể từ những năm 1980.

Các siêu Bộ

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng thích nghi với sự quan liêu nhằm thay đổi cấu trúc nền kinh tế khi nó di chuyển từ một hệ thống dựa trên kế hoạch hóa được tập trung thúc đẩy bởi nền kinh tế thị trường.

Những thay đổi được giới thiệu từ năm 2008 bao gồm năm bộ quản lý mới được gọi là “siêu Bộ”: Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, Bộ Bảo vệ Môi trường, Bộ Nhà ở và Xây dựng đô thị nông thông, Bộ Giao thông. Một cơ quan năng lượng quốc gia cũng được thành lập theo NDRC, trung tâm kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước, cơ quan đã bị tước đi một số quyền hạn nhất định.

Đổ lỗi và trừng trị

Những cải cách có thể giúp Đảng nâng cao trách nhiệm, theo ý kiến của ông Đinh Học Lương. “Bất cứ lúc nào có một cuộc khủng hoảng hay một vụ bê bối, các nhà lãnh đạo hàng đầu luôn phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trước việc lựa chọn người để đổ lỗi, người đưa ra quyết định trừng phạt và người sẽ phải đi sửa chữa các vấn đề”, ông nói, “Vì vậy, nếu bạn có một mức độ hiệu quả hành chính và trách nhiệm cao hơn thì bạn phải thực hiện những cải cách này.

Cải cách thể chế là cần thiết hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương, Lý Đạo Quỳ cho biết tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức ở Thiên Tân, Trung Quốc hồi tháng 9/2012. “Lợi ích nhóm” ở thể chế cũ sau cải cách sẽ phải bị loại bỏ, ông nói.

Theo số liệu ước tính của JPMorgan Chase, sự phát triển của Trung Quốc đã đạt mức trung bình 10,2% mỗi năm trong suốt 2 thập kỷ qua, hiện có thể bị chậm lại xuống mức 6,5% vào năm 2020 bởi sự bão hòa về đầu tư, dân số già và thắt chặt cung ứng lao động. Kinh tế tăng trưởng chỉ đạt mức 7,8% trong năm 2012, thấp nhất kể từ năm 1999.

Phát biểu trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra hồi tháng 11/2012 với tư cách Tổng thư ký Đại hội được Tập Cận Bình bổ nhiệm, ông Lý Kiến Quốc, người đứng đầu ngân hàng đầu tư lớn nhất nước này nói rằng các lãnh đạo mới cần phải thực hiện các thay đổi như sự can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực khác nhau, khi mà họ đưa ra quá nhiều các quy định nhằm kiểm soát giá cả một cách cứng nhắc, đã trở thành “không chịu nổi”.

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay3,370
  • Tháng hiện tại54,740
  • Tổng lượt truy cập41,122,543
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây