Tựa vào ca dao

Thứ ba - 31/01/2012 21:42 3.049 0
Ngày trước, hơn 90% dân ta không được tới trường, vậy mà ông cha ta vẫn luôn biết kính trên nhưọng dưới, sống chan hòa với nhau như bát nước đầy. Yếu tố nào góp phần làm nên con người như thế?

 

Tôi được sinh ra và lớn lên từ gốc rạ, bây giọ đã hai thứ tóc trên đầu. đêm nằm gác tay lên trán, nghĩ về quê hương bản quán, về những con người chơn chất một nắng hai sương và phần lớn một chữ cắn đôi cũng không có mà lại rất tinh thông trong việc dạy dỗ con cháu. Hồi tôi vào đệ lục (lớp bảy bây giọ), học được câu "Il faut tourner sa langue sept fois avant de parler" (Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói), sướng lắm! Về nhà, tôi bọ gần một buổi, nắn nót viết câu ấy lên tọ giấy khổ lớn, treo trước bàn học. Mẹ họi, tôi bèn đọc lên và giải nghĩa rành mạch ra chiều thông thái. Nào ngọ, bà phán: "Lưỡi mà uốn bảy lần thì gãy lưỡi chớ nói năng chi được. Muốn rứa thì con viết: "lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" vừa có vần vừa dễ nhớ...".
Bây giọ, mẹ tôi gần 90 tuổi nhưng vẫn tinh thông. Một lần có việc nhọ cậy, tôi đi tới đi lui bao lần mà vẫn chưa xong nên đâm ra bực mình, than vãn. Mẹ lại an ủi: "Qua sông thì phải lụy đò, chứ con! Mang cái bực tức vô người làm chi cho mệt. ọž đọi, trọi hại mới hư / Còn ai có hại cũng như phấn dồi. Con cũng lớn tuổi rồi, tập quên cho khọe thần hồn".
Nghe mẹ nói, tôi chợt nhớ bà con ở quê từ xưa tới nay dạy dỗ con cháu bằng ca dao, tục ngữ chứ chẳng phải bằng chữ nghĩa cao siêu. Thế mà rất hiếm gặp ở họ lối hành xử vô đạo, thất lễ. Họ sống với nhau như bát nước đầy.
Lúc nhọ, mỗi lần tôi làm việc gì mà mẹ không vừa ý thì bị rầy la: "đánh con chó, con mèo hay / Mẹ la con mẹ, thằng cày biết thân, huống chi mẹ dạy con nhiều lần mà con vẫn không nghe". Bà con chòm xóm của tôi cũng thế. Hễ nghe con cháu về thuật lại chuyện ai đó "nổ" thì họ "hãm phanh" ngay kẻo con cháu học theo: "ọž nhà nhất mẹ, nhì con / Ra đường có lắm kẻ giòn hơn ta"; thậm chí có lúc cứng rắn hơn: "Bảy mươi chưa khọi hết què / đừng nhơn nhơn mặt mà khoe mình tài". Họ luôn dặn dò con cháu đừng hống hách: "Nói sao phải phải phân phân / Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa".
Hồi cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kọ· trước, Sài Gòn có sức hấp dẫn rất lớn đối với những người trẻ ở quê. Thực tế, ai can đảm vượt ra lũy tre làng đến làm ăn ở Sài Gòn một thời gian, khi về đều có quần áo bảnh bao, tóc tai mướt rượt. Nhưng thật ra, trong số ấy thành công rất ít, bởi họ ít học, chẳng có nghề. Một số người chịu khó và có chút ít may mắn nơi xứ người, khi về quê nhà "nổ văng mảnh" cho rằng mình khôn còn thiên hạ dại, liền có người răn đe ngay: "đèn khoe, đèn sáng hơn trăng / Khi đứng trước gió, đèn lăn ra nằm". Người ủng hộ thì cho đó là sự ganh ghét: "Thương nhau, cau sáu bổ ba / Ghét nhau, cau sáu bổ ra làm mười". Thói đọi, "Yêu nên tốt, ghét nên xấu", "Hồi thương, củ ấu nói tròn / Hồi ghét, trái bòn bon nói méo"...
Dưọng như nhà nhà đều dạy con cháu "đói cho sạch rách cho thơm", "Tốt danh hơn lành áo", "Giấy rách phải giữ lấy lề"... Bà con quê tôi chẳng ai cao sang gì nhưng đều hiểu cái "lề" ấy chính là đừng làm hèn mình, đừng để người ta khinh. Riêng cha tôi, những ngày nông nhàn, ông tay bay tay thước đi làm thuê kiếm thêm tiền nuôi mấy anh em tôi đi học. Dù vậy, ông vẫn thưọng dạy: "Ví dầu nợ bắt nợ đòi / Phong lưu vẫn giữ cái nòi phong lưu". Ngày đó, cứ nghĩ cha nói cho oai nhưng khi vào đọi, tôi mới biết ấy cũng là cái "lề" mà con người cần phải giữ.

Nguồn tin: Người Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,223
  • Tổng lượt truy cập41,250,824
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây