Vượt qua những định kiến do bị lợi dụng, biến tướng thành kiểu kinh doanh chụp giật, ngành bán hàng trực tiếp đang dần dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Mô hình kinh doanh tiên tiến
Các chuyên gia trong ngành cho rằng Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ chịu những định kiến xã hội bởi một số nước có ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp vài chục năm cũng gặp phải vấn đề này. Bán hàng trực tiếp ở Việt Nam còn quá non trẻ nên không phải ai cũng có thể hiểu rõ mô hình kinh doanh đặc biệt này.
"Bán hàng trực tiếp là mô hình kinh doanh tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia và khách hàng cũng như tạo ra nhiều cơ hội tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tại các nước trên thế giới, bán hàng trực tiếp ngày càng được công nhận như một công cụ để phân phối những sản phẩm chất lượng cao và mang lại cơ hội kinh doanh cho mọi người". Ông Scott R.Balfour, Phó Chủ tịch Pháp chế Tập đoàn Amway, chia sẻ như vậy tại một hội thảo quốc tế về bán hàng trực tiếp vừa diễn ra tại TPHCM.
Amway là một trong những Tập đoàn kinh doanh thành công trên thị trường Việt Nam
Là một trong những doanh nghiệp tạo được uy tín với người tiêu dùng, nhà phân phối và với thị trường bán hàng trực tiếp tại Việt Nam, ông How Kam Chiong, Tổng Giám đốc Amway Việt Nam, cho rằng không chỉ công ty bán hàng trực tiếp mà đối với bất kỳ công ty nào muốn làm ăn lâu dài và phát triển tại một thị trường mới thì niềm tin và uy tín rất quan trọng.
Ngay từ khi bước chân vào thị trường này, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bán hàng trực tiếp tại Việt Nam cũng như các quy tắc ứng xử trong kinh doanh của công ty, Amway rất chú trọng đến việc tạo lòng tin với người tiêu dùng và xây dựng sự hợp tác với các nhà phân phối.
Chữ tín kinh doanh và chất lượng sản phẩm
Amway Việt Nam cũng là một trong 10 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thuộc Amcham đi đầu trong việc tuân thủ các quy chuẩn đạo đức kinh doanh và có nhiều đóng góp vào sự phát triển cộng đồng. Ông How Kam Chiong chia sẻ: để có được niềm tin, uy tín, ngoài việc chấp hành tốt pháp luật, công ty còn phải có sản phẩm tốt, mô hình kinh doanh tốt và những trải nghiệm khách hàng tốt.
Cuối tháng 10 vừa qua, Amway Việt Nam đã chính thức trở thành công ty bán hàng trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế về bảo vệ môi trường, sức khọe (ISO 14001:2004) và an toàn lao động (OHSAS 18001:2007). đây cũng là một mốc quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của công ty, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài của Amway tại thị trường Việt Nam.
Sau hơn 4 năm chính thức kinh doanh tại Việt Nam, Amway đã có 7 trung tâm phân phối, 2 cửa hàng, 2 trung tâm đào tạo huấn luyện trên cả nước. Năm 2013, công ty dự kiến sẽ giới thiệu ra thị trường thêm nhiều sản phẩm để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hai năm qua, Amway Việt Nam đã tái đầu tư 3 triệu USD để nâng cao hệ thống chất lượng, kiểm nghiệm, công suất sản xuất, môi trường chung cho nhà máy, trung tâm phân phối, đào tạo huấn luyện nhà phân phối.
"Amway dự định sẽ đầu tư thêm vào công nghệ, dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng chiến lược đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam sẽ giúp xây dựng uy tín bền vững của Amway" - ông How Kam Chiong chia sẻ thêm.
Làm ăn chân chính sẽ thành công Cuối tuần qua, tại TPHCM, Hội Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thuộc AmCham Việt Nam (AVDSC) phối hợp cùng Liên đoàn Các hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới (WFDSA) tổ chức tọa đàm về bán hàng trực tiếp (còn gọi là bán hàng đa cấp) tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có 54 doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đang hoạt động, trong đó có 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (3 trong số này có nhà máy sản xuất tại Việt Nam), thu hút hơn 1 triệu người tham gia mạng lưới bán hàng trực tiếp . Doanh thu của ngành bán hàng trực tiếp tại Việt Nam hiện vẫn duy trì ở mức cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, doanh thu của ngành đạt hơn 4.000 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng kọ· lục 170%. Điều này cho thấy với các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp chân chính, việc tuân thủ các quy định pháp lý, tuân thủ các quy chuẩn về đạo đức kinh doanh sẽ là nền tảng cho thành công bền vững. |