Trong đơn khiếu nại gửi Báo Người Lao động mới đây, anh Lê Hoàng Trọng Văn, ngụ quận Tân Bình - TPHCM, cho biết: "Công ty bằng mọi cách buộc tôi phải nghỉ việc, lúc đầu chuyển sang làm ở vị trí thấp hơn, tiếp đó là đình chỉ công tác, rồi chấm dứt hợp đồng lao động (HđLđ).
Sau đó, công ty lại thu hồi các quyết định đã ban hành rồi lại ban hành tiếp quyết định chấm dứt HđLđ với lý do thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Các quyết định của công ty được ban hành một cách vội vàng, không bàn bạc, trao đổi gì với tôi".
Kiếm chuyện để đuổi
Anh Văn nói rằng mình "muốn điên đầu vì cách hành xử kỳ quặc của công ty". Tháng 4-2008, anh được Công ty CP Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc - Long An) tuyển làm phó giám đốc kinh doanh tiếp thị, sau đó được bổ nhiệm làm giám đốc nghiên cứu và phát triển.
Ngày 18-7-2012, anh Văn bất ngọ nhận được quyết định của tổng giám đốc chuyển sang làm trưởng bộ phận thuộc phòng phát triển dự án. Qua ngày hôm sau, 19-7, anh tiếp tục nhận được quyết định đình chỉ công tác trưởng bộ phận và đến ngày 24-8 thì nhận được quyết định chấm dứt HđLđ.
Anh Lê Hoàng Trọng Văn bức xúc về cách hành xử của Công ty CP Long Hậu
Không đồng ý, anh Văn gửi đơn khiếu nại thì ngày 10-9, công ty ban hành quyết định "thu hồi các quyết định đã ban hành trước đó". Hai ngày sau, Văn nhận được quyết định do tổng giám đốc Trần Hồng Sơn ký về việc chấm dứt HđLđ với lý do theo điều 17 Bộ Luật Lao động (BLLđ) và yêu cầu anh rọi khọi công ty ngay lập tức.
"Việc công ty viện dẫn điều 17 BLLđ để cho anh Văn nghỉ việc là không đúng bởi điều luật này quy định việc thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ dẫn đến người lao động (NLđ) bị mất việc; còn quy định về việc thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc lại thuộc điều 38 BLLđ. Hai điều luật có nội dung khác nhau, cách xử lý được quy định rất chặt chẽ chứ không phải nói hôm trước thì hôm sau cho nghỉ"- luật sư Nguyễn Thị Anh đào, Trưởng Văn phòng Luật sư Công đoàn, khẳng định.
Gài bẫy người lao động
đối với trường hợp anh Lưu Chí Linh (ngụ ở quận 7 - TPHCM) thì cách hành xử của Chi nhánh Công ty CP Thương mại Viễn thông Tin học Bưu điện tại TPHCM (quận Bình Thạnh) cũng khó hiểu.
Anh Linh kể: "Khi vào làm việc, tôi được công ty ký cùng lúc 2 HđLđ. Hợp đồng thứ nhất có thời hạn 12 tháng, mức lương 40 triệu đồng/tháng; hợp đồng thứ hai có thời hạn 6 tháng với mức lương 4,5 triệu đồng. Lý do công ty đưa ra để thuyết phục tôi ký HđLđ thứ hai là để đóng BHXH thấp hơn, còn mọi quyền lợi của tôi sẽ thực hiện theo hợp đồng thứ nhất.
Thế nhưng ngày 20-4, tôi đang làm việc thì giám đốc công ty mọi lên thông báo chấm dứt HđLđ với lý do HđLđ thứ hai đã hết hạn". Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Hải, giám đốc chi nhánh, thừa nhận có ký 2 HđLđ với anh Linh và cho biết sẽ mọi anh đến để giải quyết vụ việc.
Vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều khiếu nại của NLđ chung quanh vấn đề bị chấm dứt HđLđ. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các trường hợp đều là chấm dứt HđLđ trái pháp luật nhưng khi trả lời, đại diện nhiều doanh nghiệp luôn khẳng định mình đã làm đúng luật. đơn cử trường hợp chị Lê Nguyễn Phước Tuyền, nhân viên Công ty TNHH Bách hợp (quận 6 - TPHCM).
Chị Tuyền vào làm việc tại công ty từ tháng 10-2007, đến tháng 2-2012 thì HđLđ hết hạn. Công ty không ký tiếp HđLđ mới nhưng chị Tuyền vẫn làm việc. Điều đó có nghĩa HđLđ của chị đã mặc nhiên trở thành HđLđ không xác định thời hạn. Thế nhưng, đến ngày 5-10, công ty ra quyết định cho chị Tuyền thôi việc mà không nêu lý do trong khi chị đang mang thai 6 tháng. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm cùng lúc nhiều quy định, nhất là quy định đối với lao động nữ.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, để tránh các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, khi doanh nghiệp muốn chấm dứt HđLđ với NLđ, tốt nhất nên thương lượng, thọa thuận để tìm tiếng nói chung. Nếu doanh nghiệp thật sự khó khăn, chắc chắn NLđ sẽ cảm thông, chia sẻ. |