Kỹ thuật nuôi không khó Vào đầu năm 2011, trong một lần từ thị xã đồng Xoài (Bình Phước) lên thăm người bà con ở thị xã Gia Nghĩa, ông Ngô Kim Luận đã nhận thấy lòng hồ Thủy điện đắk R’tíh có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi cá tầm. Nghĩ rồi làm, ông đã khăn gói đến các mô hình nuôi cá tầm của một số doanh nghiệp ở Lâm đồng và Kon Tum để tìm hiểu, học họi kinh nghiệm. Rồi được một công ty bên Lâm đồng hỗ trợ về mặt kỹ thuật, ông đã tiến hành nuôi 2.000 con trên diện tích 7 lồng nuôi. Mặc dù giá cá giống khá cao, 100 ngàn đồng/con, kết hợp với một số chi phí khác nhưng ông vẫn không nản lòng. Ông Luận cho biết: "Điều kiện khí hậu cũng như hệ sinh thái môi trường ở hồ Thủy điện đắk R’tíh rất thuận lợi cho việc nuôi cá tầm. Từ ngày thả nuôi cho đến lúc xuất bán, cá không mắc một loại bệnh nào. Kỹ thuật nuôi cá tầm không khó như mọi người nghĩ. Trong quá trình nuôi, gia đình tôi luôn chú ý đến việc đảm bảo nguồn nước, không để xảy ra ô nhiễm. Bởi loài cá này sống rất sạch. Nếu nước bị ô nhiễm hay nguồn thức ăn không đảm bảo thì cá sẽ bị bệnh nhiễm khuẩn vùng miệng, rồi dẫn đến chết. Về thức ăn cho cá cũng không cần đòi họi quá cầu kỳ hay kỹ thuật cao gì, gia đình thưọng cho ăn các loại trùn quế, trùn hương, các loại cá nhọ, tôm, tép. Ngoài ra, tôi còn cho cá ăn thêm cám công nghiệp. Cá tầm chỉ thích ăn đêm nên người nuôi phải cho cá ăn vào khung thời gian từ 19 giọ đêm đến 4 giọ sáng". Cũng theo ông Luận, khi cá còn nhọ dưới 1 kg thì gia đình cho ăn 4 lần/ngày. Còn cá trên 1kg thì gia đình cho ăn giảm xuống 2 lần/ngày, nhưng lượng cám nhiều hơn. Mỗi lồng nuôi, gia đình thiết kế đều có diện tích 25m2 và luôn giữ độ nước sâu là 5m.
|
Ảnh: Ngọc Tâm |
Thị trường tiêu thụ lớn Với 2.000 con cá giống nuôi ban đầu, hiện tại, gia đình ông đã xuất bán ra thị trường được một nửa, bình quân cân nặng 2kg/con. Theo tính toán của ông Luận thì tổng sản lượng trong đợt nuôi thử nghiệm ban đầu này được 4 tấn, với giá bán hiện nay tại lồng nuôi là 450.000 đồng/kg thì thu nhập của gia đình sẽ được 1,8 tọ· đồng. Trừ chi phí về đầu tư cá giống, lồng bè, thức ăn, thuốc phòng bệnh, công chăm nuôi thì gia đình anh vẫn còn thu lãi được trên 800 triệu đồng. Thịt cá tầm nuôi trên hồ Thủy điện đắk R’tíh đảm bảo thơm ngon không kém bất cứ nơi nào. Vì thế, dù giá cả 1kg cá thịt khá cao, nhưng vẫn không có hàng để cung cấp cho thị trường. Nhiều nhà hàng trên địa bàn tỉnh đắk Nông, Bình Phước, TP.HCM đến đặt hàng, nhưng gia đình đành phải từ chối, vì cá đã được ký hợp đồng tiêu thụ với một nhà hàng từ trước. Thị trường tiêu thụ của loại cá này khá lớn nên dự kiến sau khi xuất bán xong đợt 1, gia đình ông sẽ mở rộng quy mô lên 20 lồng để nuôi 8.000 con cá tầm thịt. Trong đợt nuôi tiếp theo, nếu thuận lợi như lứa đầu thì lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều. Vì đợt này, các bè lồng nuôi sẽ được tận dụng lại.
Ông Luận cũng cho biết thêm: "Lợi nhuận từ việc nuôi cá tầm thịt cũng tương đối. Nhưng các hộ khác muốn tìm hiểu nuôi thì cũng nên nghiên cứu kỹ càng, không nên theo phong trào, vì chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ có nhu cầu nuôi. Vì có nhiều hộ nuôi thì việc quảng bá cho "thương hiệu" cá tầm ở đắk Nông cũng thuận lợi hơn".
|
Mô hình nuôi cá tầm của gia đình ông Luận. Ảnh: Ngọc Tâm |
Sẽ mở ra hướng làm ăn mới cho người dân Trước việc nuôi thử nghiệm thành công ở mô hình của gia đình ông Ngô Kim Luận, đầu tháng 12-2011, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng giao thông Việt Nam liên kết với Công ty Cổ phần Hàng hải dầu khí Việt-Xô và Công ty Cổ phần Cá tầm số 1 Kon Tum tổ chức triển khai nuôi cá tầm giai đoạn 1 tại hồ Thủy điện đắk R’tíh (Gia Nghĩa), có quy mô 20 lồng, với số lượng 20.000 con. Trong quá trình nuôi, các đơn vị phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc vận hành của Nhà máy thủy điện đắk R’tíh, không gây ô nhiễm môi trường nước đối với khu vực hồ cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị Gia Nghĩa và huyện đắk R’lấp. Theo đại diện của Công ty Cổ phần Cá tầm số 1 Kon Tum thì hồ Thủy điện đắk R’tíh có điều kiện khí hậu cũng như hệ sinh thái môi trường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tầm. Hiện tại, cá tầm con sau khi được công ty thả nuôi đang phát triển khá tốt, chưa xuất hiện dấu hiệu bệnh tật nào. Sau khi nuôi thành công ở giai đoạn 1, công ty sẽ hỗ trợ giống, kỹ thuật, thức ăn cho người dân có nhu cầu nuôi cá tầm trên hồ Thủy điện đắk R’tíh và những hồ thủy điện khác và bao tiêu sản phẩm.
được biết, hiện nay tỉnh ta đang có nhiều lòng hồ thủy điện lớn, sâu như Thủy điện đồng Nai 3, đồng Nai 4, Buôn Tua Srah, với điều kiện tự nhiên khá tương đồng như hồ Thủy điện đắk R’tíh nên có thể mở rộng nuôi thử nghiệm cá tầm ở những nơi này.
Bình Minh - Ngọc Tâm