VN hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển đông

Thứ ba - 02/10/2012 22:20 1.124 0
Trong bối cảnh tình trạng bất ổn, xung đột diễn biến phức tạp ở Trung đông - Bắc Phi và nhiều khu vực khác, kể cả tại châu Á - Thái Bình Dương, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cần phải đề cao việc tuân thủ và phát huy vai trò của luật pháp quốc tế, nhất là việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

 

đây là ý kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng đoàn Việt Nam tại Phiên thảo luận chung của đại hội đồng LHQ khóa 67 diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) từ 25.9 - 1.10, sự kiện có sự tham dự của đại diện cấp cao của 193 nước thành viên LHQ.

Phát biểu tại Phiên thảo luận chung, cùng với việc nhấn mạnh sự gắn kết giữa hòa bình và phát triển, ông Phạm Quang Vinh hoan nghênh chủ đề của đại hội đồng khóa 67 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng đánh giá cao ý nghĩa của việc kọ· niệm 30 năm ngày mở ký Công ước LHQ về Luật Biển (1982-2012), coi đây là dịp để cộng đồng quốc tế tái khẳng định cam kết nghiêm túc tuân thủ  bản "Hiến pháp Biển" quan trọng này, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hợp tác trên biển.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh LHQ có vai trò hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đánh giá cao nỗ lực của LHQ trong việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, ngăn ngừa nảy sinh các cuộc xung đột mới.

đồng thời, Thứ trưởng nêu rõ Việt Nam đề cao vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong nỗ lực chung này. ọž khu vực đông Á, ASEAN tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác khu vực và tích cực góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực, trong đó có an ninh hàng hải trên biển đông.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ọ¨ng xử của các bên ở biển đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam cũng nêu rõ, cùng với việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, LHQ cần tiếp tục nỗ lực giải quyết các vấn đề phát triển nhằm góp phần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nhiều tranh chấp, xung đột, tạo điều kiện cho một nền hòa bình bền vững.

 

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ trong 35 năm qua (1977-2012), Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc của LHQ, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung của các dân tộc. Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi chính sách, đồng thời đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Trong hợp tác quốc tế, Việt Nam đang tích cực tham gia nhiều cơ chế khu vực và quốc tế như ASEAN, LHQ, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và có nhiều đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

đặc biệt, Việt Nam đang triển khai hiệu quả Sáng kiến Thống nhất hành động của LHQ, đồng thời mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.

Ng.Phong

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (1)
MINH TRÍ - BMT
đÃ€M PHÁN đA PHƯÆ NG đọ‚ SỊM đáº T đƯọ¢C Bọ˜ QUY TẮC ọ¨NG Xọ¬ (COC)
Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta.
Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Do vậy nước ta không thể đàm phán song phương với Trung quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán.
William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tọ Jakarta Globe: "Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giọ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay".
Các vấn đề tranh chấp thưọng tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia đông Nam Á cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển đông chắc chắn sẽ thành công.
Từ xưa đến nay Trung quốc nói một đằng làm một nẻo, khi ngoại giao thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung quốc nhúng nhưọng, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền.
Làm thế nào các nước trên thế giới hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ọ¨ng xử của các bên ở biển đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Có như vậy Trung quốc không thể đạt được mục đích bản đồ đường lưỡi bò trên vùng biển đông của mình.

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay5,567
  • Tháng hiện tại53,065
  • Tổng lượt truy cập41,233,666
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây