VỐN FDI NGHẼN DÒNG (*) Kỳ vọng vào Nhật, Mỹ

Thứ sáu - 22/02/2013 05:52 1.008 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Có khả năng bùng nổ làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Thương mại song phương Việt - Mỹ cũng tăng

 

Nhật Bản hiện đang đứng đầu trong nhóm đối tác đầu tư vào Việt Nam với 1.835 dự án (vốn đăng ký hơn 28.991 triệu USD, vốn điều lệ hơn 8.517 triệu USD); kế đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Mỹ xếp thứ bảy với 639 dự án (vốn đăng ký hơn 10.500 triệu USD, vốn điều lệ hơn 2.512 triệu USD).


Đại sứ Mỹ David Shear và Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM Lê Thành Ân thăm Nhà máy Sản xuất Điện mặt trời
của Intel Việt Nam (Ảnh do Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM cung cấp)

Nhà đầu tư lạc quan

Theo ông Yoshitaka Kurihara, chuyên gia tư vấn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, trong 2 năm qua, nhà đầu tư Nhật Bản đã mở nhiều nhà máy lớn ở nước ta, như Lixil ở Đồng Nai, Bridgestone ở Hải Phòng, đặc biệt là đầu tư vào dự án TP mới Bình Dương. Bên cạnh các tên tuổi lớn, những công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam đa số là doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ. Đây cũng là xu hướng của năm 2013.

Những ngày trước Tết Nguyên đán, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố khả năng bùng nổ làn sóng đầu tư thứ ba của vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Tỉ lệ DN Nhật tin vào tình hình kinh doanh tại Việt Nam sẽ cải thiện trong năm nay tăng 13,8 điểm so với năm trước và Việt Nam có tên trong hầu hết các kế hoạch mở rộng kinh doanh của các nhà đầu tư Nhật.

Với Mỹ, thương mại song phương trong năm 2012 đạt xấp xỉ 25 tỉ USD. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2012. Thương mại giữa Mỹ với Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng lên khoảng 20 tỉ USD trong năm 2012. Xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam cũng tăng 5% trong năm 2012, giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hơn. Mối quan hệ thương mại này tiếp tục phát triển, đem lại lợi ích cho cả DN và người tiêu dùng ở 2 bờ Thái Bình Dương.

Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM, nêu ra 2 ví dụ về đầu tư của DN Mỹ vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Một là Tập đoàn AES hiện đang phát triển nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại tỉnh Quảng Ninh. Khởi công cuối năm 2011, khi hoàn thành, Mông Dương 2 có khả năng cung cấp điện năng bổ sung cho 2,25 triệu hộ gia đình Việt Nam.
 
“Ví dụ thứ hai là tôi vừa tham dự lễ khai trương thương hiệu Auntie Anne’s, một nhà hàng nhượng quyền kinh doanh rất nổi tiếng của Mỹ, tại TPHCM. Tôi tin rằng các thương hiệu được nhượng quyền nổi tiếng của Mỹ như Starbuck’s, Burger King, Domino Pizza, KFC… rất phù hợp đối với Việt Nam. Các đối tác kinh doanh này sẽ tiếp tục giúp người tiêu dùng Việt Nam thêm nhiều lựa chọn hơn trên thị trường, tạo công ăn việc làm, có cơ hội được đào tạo để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng” - ông Lê Thành Ân cho biết.

Cam kết mở rộng đầu tư

Theo ông Yoshitaka Kurihara, để tránh những rủi ro từ thị trường Trung Quốc, năm nay nhiều công ty Nhật sẽ mở rộng đầu tư tại các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội địa Việt Nam, nhất là TPHCM, nhiều công ty thuộc ngành dịch vụ của Nhật Bản sẽ vào Việt Nam làm ăn, trong đó có bán lẻ, kho vận, khách sạn, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin… Một khi lạm phát được kiềm chế ổn định, với lợi thế chi phí thấp, Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài làm hàng xuất khẩu để bán sang Nhật Bản.

Các nhà đầu tư lớn của Mỹ cũng dự định tiếp tục tăng đầu tư tại Việt Nam. Nike sẽ mở rộng đầu tư để sản xuất 41% tổng lượng giày thể thao xuất khẩu; Intel, nhà sản xuất thiết bị máy tính hàng đầu thế giới, năm 2012 đạt cột mốc sản xuất 100 triệu chipset tại Việt Nam, tiếp tục khẳng định sẽ mở rộng đầu tư.

Vấn đề các nhà đầu tư nước ngoài luôn đặt ra là Việt Nam phải cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa. Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân cho biết Mỹ luôn sẵn sàng làm việc với Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác muốn đầu tư vào Việt Nam mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế nước ta. Các chương trình nhằm giúp cải cách điều hành, cải thiện môi trường thương mại và kinh doanh chiếm hơn 8 triệu USD trong tổng số 137 triệu USD viện trợ mà Mỹ đã cấp cho Việt Nam vào năm ngoái. Số còn lại dành cho cải thiện chăm sóc y tế, các chương trình giáo dục đại học và trao đổi cũng như hỗ trợ nhân đạo.

Các nhà đầu tư Nhật có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ (36,7%), còn nhà đầu tư Mỹ xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với những công ty cung cấp nội địa. Khoảng 78% công ty Mỹ có những thỏa thuận hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp trong nước, chiếm gần 25% tổng đầu tư.

THANH NHÂN

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại75,777
  • Tổng lượt truy cập41,256,378
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây