Vàng 'lặng sóng' chọ chính sách

Thứ năm - 05/07/2012 09:23 1.393 0
Những nội dung quan trọng trong Nghị định 24 liên quan kinh doanh vàng miếng chọ hiệu lực, chính sách chuyển đổi vàng phi SJC chưa có, trong khi đề án huy động vàng chưa ban hành... Khiến thị trường vàng gần đây lặng sóng.

 

 V� ng 'lặng sóng' chọ chính sách
Gần đây, thị trường vàng miếng trầm lắng, ít giao dịch - áº¢nh: Hồng Vĩnh

Trầm lắng

Ngày 25-6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế và chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng, khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả.

đồng thời, có lộ trình giảm lãi suất huy động chứng chỉ ngắn hạn vàng ở mức phù hợp để giảm lượng vàng huy động. Và việc huy động vàng phải chấm dứt vào ngày 25-11-2012.

Trên thị trường, nhiều ngân hàng (NH) đã ngừng huy động vàng. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB cho biết, hiện ACB đã ngừng huy động vàng hoàn toàn, dù trước đó lãi suất gửi vàng lên tới 3%/năm.

Một nhân viên giao dịch NH đông Á cho hay, đã nhận được lệnh không nhận gửi vàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, chỉ giữ hộ và phải đóng phí giữ hộ 0,05%. Tại Eximbank, lãi suất gửi vàng kỳ hạn từ 1-3 tháng chỉ còn ở mức từ 0,8% - 1%/năm.

Trên thị trường vàng vật chất, ông Nguyễn Công Tưọng, Trưởng phòng kinh doanh Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho hay, thời gian gần đây lượng vàng giao dịch giảm còn chưa tới 1/3 so với trước, chỉ khoảng vài trăm lượng/ngày.

Theo ông Tưọng, lượng giao dịch giảm ít nhiều do những tác động từ Nghị định 24 đang khiến nhà đầu tư vàng e ngại. Một DN vàng từng có lượng giao dịch vài ngàn lượng mỗi ngày cho biết, ngay cả với vàng SJC việc mua bán cũng giảm mạnh.

Nguyên nhân chính theo ông bởi thời điểm này giá vàng thế giới đang giảm mạnh (lình xình quanh ngưỡng 1.600 USD/Oz, giá trong nước dao động quanh ngưỡng 41- 42 triệu đồng/lượng), trong khi dự báo về đồng USD mạnh lên khiến tâm lý chung e ngại đầu tư vào vàng, vì giá có thể xuống tiếp.

Chia sẻ với Tiền Phong, thành viên HđQT một sàn vàng khẳng định thời gian này DN đang nằm im không cựa quậy. Lý do chủ yếu là chọ thời hạn 25-11, Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng có hiệu lực, khi đó chỉ có một thương hiệu vàng SJC được lưu hành trên thị trường, và điều kiện kinh doanh vàng miếng cũng bị siết chặt.

Chuyển đổi vàng miếng phi SJC ra sao?

Theo một nguồn tin của Tiền Phong, nhiều khả năng trong tuần này, NHNN sẽ ban hành văn bản pháp lý liên quan đến phương thức sản xuất và chuyển đổi vàng miếng phi SJC.

Theo dự thảo, NHNN sẽ ký kết hợp đồng gia công với Cty SJC, thời điểm và nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất sẽ do NHNN quyết định, việc sản xuất vàng miếng SJC sẽ chịu sự giám sát của Tổ giám sát sản xuất vàng miếng thuộc NHNN.

Nguồn nguyên liệu sản xuất vàng sẽ lấy từ nguồn dự trữ của NHNN và vàng miếng của DN, tổ chức tín dụng được NHNN cho phép sản xuất trong từng thời kỳ. Loại vàng được NHNN đưa vào sản xuất là vàng miếng phải đảm bảo tiêu chuẩn có hàm lượng 999,9 của SJC.

Ngoài ra, những loại vàng phi SJC, hay không đủ trọng lượng, bị cắt, mài mòn, cong vênh, bị đóng thêm ký hiệu khác không phải ký hiệu của SJC được xem là nguyên liệu sản xuất nhưng phải có nguồn gốc rõ ràng, chứng từ hợp lệ.

đối với việc gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu thuộc dự trữ ngoại hối của NHNN thì phải niêm phong, bảo quản khuôn vàng miếng...?

Thành viên HđQT một DN vàng bạc phân tích: "Vàng SJC hiện nắm tới 90% thị phần, 7 thương hiệu vàng miếng khác chỉ nắm giữ chưa tới 1,5% thị phần, nhưng đa phần các thương hiệu vàng phi SJC đều đáp ứng chất lượng vàng 999,9 nên chi phí chuyển đổi sẽ không đáng kể".

 

Băn khoăn huy động vàng

Tính toán sơ bộ, lượng vàng SJC nằm trong dân hiện đang có từ 400- 500 tấn. Hiện NHNN đang xây dựng đề án huy động vàng.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia, băn khoăn lớn nhất từ phía cơ quan quản lý là huy động được rồi thì có bán đi để tạo vốn cho nền kinh tế? Nếu bán thì trường hợp giá vàng tăng cao lấy đâu bù lỗ? Nguồn nào sẽ trả lãi suất cho số vàng này.

Chưa kể, NHNN sẽ quản lý thế nào với những "phôi" chứng chỉ phát ra từ các NHTM để đảm bảo không bị bán khống hay ai sẽ là người trả chi phí cho các NHTM. Huy động vàng để tăng dự trữ ngoại hối chỉ là một phần, cơ bản là sử dụng nó ra sao?

Theo Khánh Huyền / Tiền Phong


BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (1)
MINH TRÍ
DỊCH Vọ¤ Gọ¬I VÀNG VÀO NGÂN HÀNG LÀ CẦN THIẾT đọ‚ đáº¢M BẢO AN TOÀN CHO NGƯọœI DÂN VÀ SỊM TRIọ‚N KHAI đọ€ ÁN HUY đọ˜NG VÀNG
Mỗi quốc gia đều có điều kiện hòan cảnh khác nhau để có giải pháp để thực hiện trong việc quản lý tiền tệ, dịch vụ gửi vàng vào ngân hàng là cần thiết để bảo đảm an tòan vàng kể cả tính mạng của người dân, tránh xảy ra tình trạng trộm cướp tại nhà mà vừa qua có nhiều trường hợp xảy ra đối với các hộ dân. đối với nước ta nhu cầu của người dân mua sắm vàng trang sức theo phong tục tập quán như lễ họi, cưới vv.. rất lớn. Cũng như nước Ấn độ nhu cầu mua sắm vàng của người dân rất lớn mỗi năm không biết bao nhiêu tấn vàng. đã có nhiều quốc gia trên thế giới dự trữ vàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết, trong khi đó nước ta tiềm năng nguồn vàng trong nhân dân còn rất lớn, ước tính trên 500 tấn vàng, nhưng đến nay chưa được huy động vào các ngân hàng, đây là một sự lãng phí rất lớn trong xã hội, là nguồn tiền tệ cần thiết để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án huy động vàng trong dân, đây là một chủ trương đúng đắn nhưng đến nay đề án vẫn chưa được triển khai thực hiện. Hiện nay thì NH Nhà nước ra Thông tư yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng cho phép gia hạn đến ngày 25/11/2012, như vậy sau thời gian này người dân có nhu cầu không biết gửi vàng ở đâu? đề án huy động vàng có tiếp tục triển khai hay không? được biết theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nếu có dịch vụ gửi vàng thì buộc người gửi vàng phải nộp phí khi gửi vàng vào mà không áp dụng lãi suất khi gửi vàng, đây là điều bất hợp lý vì vàng cũng là một loại tiền tệ, do vậy rất khó huy động thu hút khách hàng gửi vàng vào ngân hàng. Chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ sử dụng vàng trong dân rất lớn, các ngân hàng không có khả năng đáp ứng, vì vậy ngân hàng nhà nước phải bọ ngoại tệ rất lớn để mua vàng từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Do vậy việc thực hiện đề án huy động vàng là việc rất cần thiết, phù hợp với tình thực tế của nước ta hiện nay. Còn ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh, nếu họ sử dụng vàng được gửi vào phục vụ cho việc kinh doanh là điều tất nhiên, nếu giá vàng lên xuống thất thưọng thì phải chịu rủi ro trong việc kinh doanh. đề nghị ngân hàng nên quy định lãi suất tọ· lệ % hợp lý để khuyến khích thêm cho người dân gửi vàng vào ngân hàng, không nên để tại nhà là sự lãng phí trong xã hội, đồng thời đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại118,553
  • Tổng lượt truy cập41,974,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC