Hiện nay, với khoản tiết kiệm 1 tọ· đồng kỳ hạn trên 12 tháng, được ấn định lãi suất là 10,5%/năm, nếu khách hàng rút ra sau 3 tháng, ngân hàng vẫn thanh toán với lãi suất 10,5%/năm, đúng như cam kết ban đầu, thay vì áp dụng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn theo quy định.
Tuy nhiên, để đối phó với các quy định của NHNN về trần lãi suất cũng như lãi suất áp dụng với việc rút tiền trước kỳ hạn, Ngân hàng sẽ giữ lại sổ tiết kiệm của khách hàng, đồng thời, làm một sổ vay cho khách hàng cũng có giá trị 1 tọ· đồng với lãi suất 10,5%/năm. Điều này có nghĩa, các tháng tiếp theo đó, khoản lãi vay của khách hàng sẽ triệt tiêu phần lãi vay của sổ tiết kiệm, cân đối các tài khoản của ngân hàng.
Hay tại một NHTM khác, lãi suất huy động dài hạn (trên 12 tháng) được tính bằng trần lãi suất 9%/năm theo quy định của NHNN cộng thêm 3%/năm. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn (ít nhất sau 1 tháng) vẫn được hưởng lãi suất 12%/năm. đó là chưa kể, Ngân hàng ưu tiên cho những khoản huy động có kỳ hạn từ 3 - 6 tháng là bởi khoản gửi tiết kiệm này sẽ trượt qua những tháng cuối năm, thời điểm mà các ngân hàng rất quan ngại về vấn đề căng thẳng thanh khoản. Theo đó, lãi suất các khoản huy động trong kỳ hạn này đối với món tiền trị giá 1 tọ· đồng trở lên được Ngân hàng cộng thêm 2%/năm bên cạnh trần lãi suất của NHNN quy định và khoản này được chi ngoài sổ sách; còn những món trị giá 2 tọ· đồng trở lên gửi với kỳ hạn 1 tháng sẽ được cộng thêm 1%/năm.
Thừa nhận cách thức áp dụng lãi suất cho khoản tiết kiệm rút tiền trước hạn trên là "lách" quy định của NHNN, nhưng một cán bộ tín dụng của một trong hai NHTM trên cho biết, họ dù không muốn vi phạm quy định nhưng vẫn phải làm để giữ chân khách hàng. Điều này cho thấy sức khọe của những ngân hàng này có vấn đề hoặc cố tình làm vậy để duy trì mức lãi cho vay dài hạn cao những khoản vay cho vay cũ và mới dài hạn Vì vậy những vấn đề này cần được"xử lý" ngay bằng không những ngân hàng yếu kém hay tìm cách tự tái cấu trúc mình đi đừng làm ảnh hưởng đến cả hệ thống chính sách tài chính quốc gia. Và làm bất ổn quá lớn đến nền kinh tế gây bao khó khăn cho doanh nghiệp.
Xé rào cả lãi suất huy động USD
Hiện nay một số chi nhánh ngân hàng đang mọi chào khách hàng gửi tiết kiệm USD với lãi suất 4%/năm. Lãi suất 2% sẽ được thể hiện trong sổ tiết kiệm, phần còn lại sẽ được trả ngay bằng tiền mặt. Nếu gửi từ 100.000 USD trở lên, lãi suất sẽ là 4,5%/năm. Theo tìm hiểu, tình trạng này đã có khoảng hai tuần nay.
Theo quy định, trần lãi suất huy động USD giới hạn ở 2%/năm. Theo giám đốc phụ trách tiền tệ và thị trường vốn của một ngân hàng nước ngoài, thanh khoản không phải là lý do khiến các ngân hàng này sẵn sàng trả lãi cao hơn so với quy định. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã mua vào được thêm 1 tỉ USD dự trữ ngoại hối, cho thấy ngân hàng thương mại không thiếu đôla Mỹ, mà bởi họ đang thu hút tiền gửi để đẩy tín dụng lên.
Trong toàn hệ thống ngân hàng, sáu tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 0,76%. Theo thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ đạt 8 - 10%. Vì vậy, dù đánh giá của ngân hàng Nhà nước là thanh khoản ngân hàng đã ổn định, các ngân hàng vẫn cần tiền gửi dân cư ổn định để sẵn sàng cho việc tăng tín dụng sắp tới.
Các ngân hàng đã chọn phần gửi tiền bằng đôla Mỹ như một nguồn đảm bảo thanh khoản cho họ. Về nguyên tắc, ngoài tiền đồng, khi ngân hàng cần thêm đảm bảo thanh khoản trong lúc nguồn vốn từ vàng đã bị cấm huy động, họ đã tăng huy động USD với chi phí thấp hơn tiền đồng mà tính thanh khoản vẫn đảm bảo.
Do tính thanh khoản không bền vững
Các chuyên gia cho rằng, việc niêm yết công khai các mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi rút trước hạn, các mức phí phạt (nếu có) đối với tiền gửi rút trước hạn không thể hạn chế được tình trạng lách luật.Mà cần có ngay chính sách trần lãi suất huy động là 9% năm ngán hạn còn dài hạn là 11% năm tương tự cho vay không quá 12% năm ngắn hạn và dai hạn không quá 14% năm đối với các cấp độ đối tượng vay cao nhất không thể quá 14% năm kể cả nợ vay cũ cũng phải đưa về theo quyết định từ 15/7 này của NHNN.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, tại thời điểm này, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được xem là ổn định, một phần vì NHNN điều chỉnh linh hoạt lượng tiền ra/vào lưu thông qua thị trường mở, một phần vì các ngân hàng có nhiều vốn huy động đang trong tình trạng "ứ vốn" do khả năng hấp thụ vốn thấp của nhiều DN.
Tuy nhiên, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung không bền vững, trong khi vốn huy động chủ yếu ngắn hạn, các ngân hàng cho vay trung và dài hạn vượt xa mức 30% (trên tổng số nguồn vốn ngắn hạn) theo quy định của NHNN. Tình trạng "lấy ngắn nuôi dài" đã đẩy nhiều ngân hàng vào tình thế mất cân bằng về thanh khoản và buộc các ngân hàng này huy động lãi suất rất cao, ngay cả phải vượt trần lãi suất quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi đã được NHNN điều chỉnh liên tục trong những tháng đầu năm 2012 xuống 9%/năm cho những kỳ hạn duới 12 tháng như hiện nay. Điều này giúp các ngân hàng kéo lãi suất cho vay xuống một mức thấp hơn để hỗ trợ các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhọ.
Tuy nhiên, việc hạ lãi suất trần cho tiền gửi đã làm tăng sự khó khăn cho các ngân hàng nhọ và yếu thanh khoản dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng phải sử dụng những chương trình khuyến mại đặc biệt để thu hút tiền gửi từ dân chúng và làm tăng chi phí huy động vốn.
Nhưng tại sao các ngân hàng vẫn không thừa nhận tăng trưởng tín dụng những tháng qua là âm vì nguyên nhân lãi suất quá cao ? Có thể cho rằng một số nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ yếu và cốt lõi vẫn là từ lãi vay quá cao khi doanh nghiệp vay không có khả năng chi trả lãi mất dần vào vốn và dẫn đến "nợ xấu" Mạt khác các doanh nghiệp có thể vay thêm để ổn định sản xuất cũng không vay hoặc không vay được với lãi suất thấp vì có duy trì sản xuất kinh doanh mà vay với lãi cao thì lại lỗ hàng hóa giá thành cao không bán được dẫn đến tồn kho và ứ đọng thêm vốn lại chịu lãi mẹ lãi con rồi lại phá sản do vậy không vay để làm gì.
Như thế nguyên nhân 10/10 là do lãi vay quá cao dẫn đến "ế" hoặc tăng trưởng tín dụng âm là quá rõ ràng vậy mà các ngân hàng vẫn cho là không phải. đừng vì một chút kiếm lời trước mặt mà tìm các thử tục "lách luật vượt rào " để duy trì lãi suất cao làm suy giảm sức sống và hoạt động của các DN sản xuất kinh doanh khác từ đó suy giảm toàn nền kinh tế. Hãy mau chóng kéo lãi suất về theo quy định của luật kinh doanh quốc tế chỉ cho phép dưới 10% năm. Lúc đó các DN dễ thở dần và kinh tế mới có thể phục hồi ổn định và phát triển .
Phương Mai TH
à kiến bạn đọc NẾUNHNN KHÔNG ÃP Dọ¤NG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO TẤT CẢ CÃC đọI TƯọ¢NG THÃŒ NH VẪN TIẾP Tọ¤C LÃCH LUẬT XÉ RÀO LÃI SUẤT
Trong thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước liên tục nhiều lần hạ mức trần lãi suất huy động đến nay chỉ còn 9% đây là động thái tích cực trong việc ổn tiền tệ và chống lạm phát. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước đến nay chỉ quy định áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên cho 4 đối tượng mà không áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì việc thực hiện trên chỉ là làm lợi cho các ngân hàng thương mại mà thôi. Chúng ta biết khi ngân hàng hạ lãi suất trần huy động, đối với các doanh nghiệp đã và đang vay ngân hàng được xem xét gia hạn nợ, nhưng mức lãi suất cho vay không giảm vẫn duy trì ở mức 20%, chỉ có một số ngân hàng thực hiện giảm mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể ở mức 17% trở lên. Rõ ràng chúng ta thấy mức trần lãi suất huy động 9%, ngân hàng cho vay mức lãi suất cao rất nhiều, do vậy các ngân hàng lách luật xé rào lãi suất huy động là điều tất nhiên, vì ngân hàng vẫn còn chênh lệch tọ· lệ % lãi suất cao. Vừa qua ngày 7/7 tại hội nghị tòan ngành ngân hàng , Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn văn Bình đã chỉ đạo: Không chỉ các khoản vay mới, ngay cả các món vay cũ lãi suất cao cũng sẽ được hệ thống ngân hàng giảm xuống mức khoảng 15%/năm để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Hi vọng trong thời gian đến lãi suất cho vay thấp sẽ đến với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thời gian vừa qua. Về lâu dài Ngân hàng nhà nước nên bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồnđể tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường. Nếu Ngân hàng nhà nước kịp thời áp dụng trần lãi suất vay rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì có lẽ không có tình trạng ngân hàng lách luật xé rào lãi suất huy động như hiện nay. MINH TRÃ