Vì sao Rồng được tôn quý?

Thứ ba - 24/01/2012 03:02 4.995 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Các nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ, chạm trổ, đắp, gò, đan, thêu, tết… tạo nên con Rồng rất đẹp, dáng vẻ kỳ diệu, dũng mãnh, oai nghiêm; thưọng được đặt trên nóc đình, chùa, miếu, lăng…và trong nơi thọ cúng.

Các nước trên thế giới đều dùng Dương lịch. Riêng Việt Nam, Trung Quốc dùng song song cả Dương lịch và Âm lịch. Dương lịch tính theo hệ Mặt Trọi. Âm lịch tính theo hệ Mặt Trăng. 

 

Theo Âm lịch, 1 năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày. Tháng thiếu chỉ có 29 ngày. Tháng nào cũng cứ đến ngày 15 là trăng tròn. Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận (thừa 1 tháng). Người ta lấy thập can và thập nhị chi để tính ngày, tháng, năm.

Người ta qui định cứ 60 năm là 1 giáp. Thập can là Giáp, Ất, Bính Đinh, Mậu, Kọ·, Canh, Tân, Nhâm, Quý; Thập nhị là Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tọµ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn).

Trong 12 con vật được lấy làm biểu tượng kể trên, có 11 con có thật, mọi người vẫn thấy. Chỉ con Rồng, có người nói là không có thật, là tưởng tượng, có người lại bảo là có thật. Người ta cho là có con Rồng thì mới có tên. 

Từ xưa đến nay, ở nước ta chưa ai nhìn thấy con Rồng. Chuyện có hay không có Rồng vẫn là chuyện tranh cãi.

Từ xa xưa đến nay, các nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ, chạm trổ, đắp, gò, đan, thêu, tết… tạo nên con Rồng rất đẹp, dáng vẻ kỳ diệu, dũng mãnh, oai nghiêm được đặt trên nóc đình, chùa, miếu, lăng…và trong nơi thọ cúng.

Người ta còn tạo ra Rồng uốn khúc, vươn cao, bốn chân có móng sắc bám vững chắc, dáng vẻ uy nghi, vừa có hình dáng diệu kỳ, vừa có phép mầu mầu nhiệm.

Rồng được mọi người, mọi tầng lớp tôn quí, sùng kính, tôn vinh, trở thành truyền thuyết, 

- đức Thích Ca Mâu Ni, ông tổ Nhà Phật, khi sinh ra có Tòa sen đỗ và có 2 con Rồng ở trên trọi bay xuống, phun nước tắm cho Ngài.

- Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng, cháu Tiên, vì Lạc Long Quân (chồng) là dòng dõi Rồng; bà Âu Cơ (vợ) là dòng dõi Tiên.

- thời Đinh Tiên Hoàng và Lê đại Hành làm vua, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Lý Công Uẩn lên ngôi vua, ông cho dọi đô từ Hoa Lư ra thành đại La. Theo truyền thuyết, đến đại La, Nhà vua thấy có Rồng bay lên nên vua bọ tên cũ và đặt tên thủ đô là Thăng Long - Rồng bay lên.

- Ngai vàng của vua được đúc bằng vàng nặng độ 2 tạ, hai tay ngai, đúc 2 con Rồng nên gọi là Ngai Rồng. Nhà vua ra thiết Triều đội mũ có 2 con Rồng ngậm viên ngọc châu, một vật quí giá. Trên áo nhà vua mặc có thêu hình Rồng nên được gọi là Long Bào. Giưọng nằm của vua có trạm trổ hính dáng Rồng, nên gọi là Long Sàng. Mặt vua được gọi là mặt Rồng …

- đầu Rồng, chỉ được trạm ở cửa võng, câu đầu của đình.

- Chuông ở các đình, chùa và ở Ngọ Môn (Huế) được đúc hình Rồng ở trên để treo chuông.

- Bát hương (bát nhang) để thọ ở các đình, chùa, miếu… và gia đình thọ tổ tiên, đều có vẽ Rồng. Bát hương quí là bát hương vẽ Rồng có 5 ngón (ngũ trảo) và có dáng hình đẹp, được cho là bát hương loại quí giá.

- đất Long chầu là đất phát, ở hay sử dụng đất này sẽ phát đạt mọi mặt, được mọi thứ giá trị, đọi sống sung sướng, hạnh phúc. Mồ mả cụ kị, ông bà, cha mẹ để vào khu đất có Long chầu, con cháu sẽ làm công hầu khanh tướng...

- Nhà Hồ đã cho in tiền giấy sớm nhất thế giới, tọ có mệnh giá 1 quan, có hình vẽ con Rồng, 5 tiền vẽ con Lân, 2 tiền vẽ con Quy (rùa), 1 tiền vẽ con Phượng.     

- Ngày xưa, người ta tặng nhau bức trướng có thêu 4 chữ: Long Trạc Vân Tân (Rồng gặp mây) khi bạn bè, người thân được thăng quan, tiến chức.

- Trong Dinh độc Lập ở Sài Gòn trước đây, có đặt cái ghế của Tổng thống ngồi, có 2 tay vịn đều khắc đầu Rồng nên gọi là Phủ đầu Rồng.   

Rồng là con vật đẹp diệu kỳ, kỳ vỹ, hoành tráng, uy nghi, biểu tượng cho những sự đẹp đẽ, hy vọng nhất. Nên Rồng đều được đặt, được ngự ở những nơi có thế, những vật dùng  trang trọng nhất./. 

Nguyễn Tiến Bình (ST)

Nguồn tin: VOVNew

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,019
  • Tổng lượt truy cập41,235,620
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây