Vì sao nông dân bán đất chuyển nghề?

Thứ sáu - 21/12/2012 21:09 1.060 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Báo chí đưa tin tình trạng nông dân bán đất, chuyển nghề đang diễn ra khá phổ biến ở khu vực đBSCL. Sau đây là ý kiến của 3 nông dân ở 3 địa phương.
Ông Êt Lam- ở đồng Tháp: "Không phải người ta lười mà vì nghề trồng lúa đối mặt với rất nhiều rủi ro, chi phí đầu vào như giống, phân, thuốc trừ sâu luôn tăng cao mà giá bán lúa thì bấp bênh".

Ông Sáu đức- ở An Giang: "Làm ruộng không thể đủ ăn nếu không có thêm nghề phụ". Bà Nguyễn Thị đáng- ở Cần Thơ: "Làm lúa lắm khi chỉ huề vốn chứ chẳng lãi được đồng nào!".

Nhận xét tình trạng này, GS Võ Tòng Xuân phát biểu: "Tôi đồng tình với việc nông dân bán ruộng, nếu thấy nghề này không mang lại hiệu quả kinh tế!".

Hiện tượng này "trái chiều" với danh vị của  nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, cần phải tìm cách khắc phục vì quyền lợi của nông dân và vì sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Khi nước ta đạt ngôi vị  xuất khẩu gạo số 1, hầu như tất cả các báo đều có bài viết tọ ý chưa nên vui mừng và cho rằng, cách làm của  Thái Lan rất đáng nghiên cứu. Họ có Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã. Nông dân Thái đều vào hợp tác xã với hình thức công ty tổ chức sản xuất và tiêu thụ, lo cả đầu vào lẫn đầu ra cho thành viên.

Trong Bộ Nông nghiệp - Hợp tác xã có Cục Khuyến nông  hướng dẫn, điều phối, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án, phát triển có trọng điểm, xúc tiến các trung tâm nghề. Chính phủ Thái dành kinh phí rất lớn cho hoạt động khuyến nông. Khi bắt đầu xuất khẩu, họ đã quan tâm nâng cao chất lượng để giành giá trị cao cho thương hiệu gạo Thái Lan. Họ đặt lợi ích của nông dân làm mục đích của phát triển nông nghiệp, không ngừng nâng giá mua lúa mà không sợ mất sức cạnh tranh.

Chúng ta cũng từng có mô hình sản xuất gạo chất lượng cao ở Cai Lậy, Tiền Giang do Cty ADC khởi xướng: Hướng dẫn nông dân chọn giống, sản xuất, rồi mua cao hơn giá thị trường 10-15%. Nhưng mô hình này không nhân lên được, vì không thể xuất khẩu, do đụng  quy định giá của Tổng Cty Lương thực Miền Nam và Hiệp hội Lương thực VN.

Nông dân chúng ta ít được hướng dẫn trồng loại lúa gì, hằng năm cứ làm theo các Cty quảng cáo; lúa thu hoạch xong, các Cty chưa chịu  mua, bảo còn phải chọ có nơi đặt hàng; do bị nợ thúc nên giá nào nông dân cũng phải bán! Chính sách giúp mua lúa tạm trữ nhiều khi chưa đem lợi ích tới nông dân mà chỉ có lợi cho DN xuất khẩu. DN xuất khẩu gạo không cần xây dựng thương hiệu, dù xuất khẩu với giá thấp hơn nhiều  so với nước láng giềng Thái Lan vẫn cứ thu được lãi lớn.

GS Võ Tòng Xuân có xây dựng một dự án để nông dân có thể tự mình trở thành cổ đông của một Cty cổ phần bảo vệ quyền lợi cho họ. Rất tiếc, ông không được các cơ quan có trách nhiệm nào hỗ trợ  để thực hiện việc làm  hết sức có ý nghĩa này.

Mới đây, trong dịp được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long đã kiến nghị: Chính phủ cần có chính sách ưu đãi tín dụng cho nông dân vay dịp vào mùa và có giải pháp để người làm ra hạt gạo có quyền định giá bán, không bị các DN độc quyền xuất khẩu bắt chẹt. Hy vọng  mong muốn chính đáng ấy sẽ không bị kéo dài thêm.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay4,724
  • Tháng hiện tại52,222
  • Tổng lượt truy cập41,232,823
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây