Vinashin là điển hình thua lỗ, lãng phí

Chủ nhật - 07/10/2012 10:00 1.072 0
Kết quả thực hiện luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2012 vừa được Chính phủ gửi tới các đBQH để phục vụ cho kỳ họp sắp tới.

Trong báo cáo, Chính phủ cho hay tuy đã giảm về số lượng, nhưng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong những ngành, lĩnh vực quan trọng thì quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, làm công cụ vật chất để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Công tác quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới. Việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN còn bất cập.


Việc mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng ở Vinashin - Ảnh: Mai Vọng

"Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai còn thấp. Một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí. Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng những hành vi vi phạm pháp luật gây lãng phí, thất thoát lớn vốn, tài sản của nhà nước, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật", Chính phủ nhận định.

đáng chú ý, trong phần phụ lục Báo cáo về lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí, Chính phủ dẫn chứng "điển hình như vụ việc tại Tập đoàn CN tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam... 

Ngoài ra, trong số các tập đoàn, tổng công ty thua lỗ lớn theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ngày 5.9.2012 được Chính phủ dẫn ra trong báo cáo, có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên xăng dầu Quân đội, hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao như Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí. Một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả là Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty văn hóa Sài Gòn, Tổng công ty xăng dầu Quân đội, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam...

Chính phủ đồng thời cho hay, trong năm 2012, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đăng ký tổng số tiền tiết kiệm do tiết giảm chi phí là 12.548,7 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, tổng chi phí đã thực hiện tiết giảm được theo báo cáo từ 12 tập đoàn, 11 tổng công ty 91 và 19 tổng công ty nhà nước khác ước tính là 4.433 tỉ đồng.

Bảo Cầm

Ý kiến bạn đọc
MINH TRÍ - BMT
CẦN CÓ NHÀ QUẢN LÝ KINH DOANH GIọŽI đọ‚ LÃNH đáº O CÁC DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC

Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước.
Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, Tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại.
Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước như thời gian vừa qua, như trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HđTV Vinalines không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng sau đó lại được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT tiếp tục đề bạt cất nhắc và có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước có còn tồn tại nữa hay không?, vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi. Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh , đây là yếu tố quyết định, do vậy Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất .
đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,084
  • Tổng lượt truy cập41,128,887
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây