Chi phí bao gồm kinh phí hành chính và chi phí cho nhân lực. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến mục tiêu đồng bộ của đô thị và hiệu quả của hệ thống chính quyền, ở đây chỉ bàn về vấn đề mô hình tổ chức.
để chọn mô hình tổ chức, cách tiếp cận đơn giản nhất là so sánh về đặc điểm hoạt động của chính quyền ở đô thị và ở nông thôn, với giả thuyết cơ cấu tổ chức và việc đạt mục tiêu quản lý như nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vô hình trung đã coi một địa bàn trong đô thị cũng độc lập như nông thôn. Trên thực tế ranh giới hành chính đô thị chỉ có giá trị phân quyền quản lý, mọi hoạt động của người dân không lệ thuộc ranh giới hành chính. Ranh giới phân quyền này dễ dẫn đến tình trạng cục bộ địa phương, không bảo đảm mục tiêu đồng bộ của đô thị, nhất là về mặt quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Một cách tiếp cận khác để chọn mô hình tổ chức là xem xét nhu cầu của người dân đối với chính quyền. Nhu cầu hoạt động bình thưọng của người dân và trách nhiệm đảm bảo (xem bảng).
Những nhu cầu của nhân dân do doanh nghiệp hay các cơ quan chức năng đảm bảo là những nhu cầu không theo ranh giới hành chính. Những nhu cầu của nhân dân phụ thuộc hay giới hạn trong ranh giới hành chính do chính quyền cơ sở đảm nhận. Như phân tích trên đây, đối với đô thị, trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ quan chuyên môn cấp thành phố mạnh, nhất là hệ thống bảo vệ pháp luật, không chỉ có thể bọ hoàn toàn chính quyền cấp quận mà còn tinh giản tối đa hệ thống nhiệm vụ chức năng chính quyền cấp phưọng.
Các nhu cầu chung của nhân dân (cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển, bảo vệ môi trường và an ninh) do chính quyền cấp thành phố đảm nhận.
Cần một thể thống nhất Trong một nghiên cứu về quy hoạch đô thị, có người so sánh sự liên quan giữa các hệ thống trong cơ thể con người với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của một đô thị. Người ta ví hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, gồm các động mạch, tĩnh mạch, mao mạch... như hệ thống giao thông của một thành phố từ đường vành đai đến đường phố, ngõ hẻm. Hệ tiêu hóa giống như hệ thống cấp thoát nước. Hệ thần kinh giống như hệ quản lý chính trị, xã hội... Và cơ chế hoạt động của cơ thể con người là một thể thống nhất, không thể tách ra từng bộ phận hoạt động độc lập hay "phân cấp" được. Hệ thống quản lý của thành phố cũng cần hoạt động như vậy. Nếu trong cơ thể con người là sự hoạt động nhịp nhàng và đồng bộ giữa các hệ thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa... giữa các cơ quan chức năng như tim, gan phổi, thận... thì trong quản lý một đô thị đã không có được sự nhịp nhàng và đồng bộ đó, dẫn đến sự trì trệ, chia cắt, thậm chí là xung khắc nhau. ọž các tỉnh, thưọng có đặc thù riêng tùy từng địa phương (như đa số làm nông nghiệp hay đánh bắt cá, khai khoáng, chăn nuôi...) thì các huyện lọµ, thị trấn vốn độc lập với nhau bởi một khoảng cách và không gian từ vài chục đến vài trăm cây số. Nên ở đấy có thể quản lý "đô thị" chỉ cần bằng một phòng của cấp quận. đặc thù ở thành phố hay đô thị lớn thì khác, ranh giới giữa các quận chỉ là ranh giới hành chánh trên bản đồ mà không có ranh giới về không gian hay hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Rất nhiều quận hay phưọng chỉ cách nhau một con đường tấp nập xe cộ. đơn cử như trong thiết kế đô thị đối với đại lộ Võ Văn Kiệt - hầm vượt sông Sài Gòn của TPHCM vừa được thông xe hồi giữa tháng 11-2011. Toàn tuyến đường này dài 22 ki lô mét, đi qua tám quận huyện gồm 1-2-4-5-6-8, Bình Tân và Bình Chánh nhưng trong quản lý, đâu thể "phân cấp" cho các phòng quản lý đô thị của từng quận - huyện quản lý độc lập được. Về hạ tầng xã hội cũng vậy, không thể "giao" cho phưọng hay quận giải quyết vấn đề dịch bệnh nếu có xảy ra. Hay hệ thống trường học, bệnh viện, công trình văn hóa cũng không thể phân cấp hoàn toàn được. Vì có khi người dân có nhà ở quận A nhưng thuận đường hơn khi đưa con đến trường ở quận B, hay khám sức khọe ở bệnh viện C. Không lẽ cứ nhất nhất phải theo sự "phân cấp" để chấp nhận đi xa hơn, chấp nhận nhiều phiền toái hơn? KTS. Nguyễn trường Lưu |
Tác giả bài viết: TS. Võ Kim Cương
Nguồn tin: Saigontimes