Trong năm 2011, trung tâm này đã khảo sát bữa ăn trưa ở 19 trường tiểu học (khoảng 1.500 học sinh) tại Q.10. "Kết quả cho thấy, thức ăn trưa của học sinh (HS) thưọng nhiều muối, ít canxi, thiếu vitamin nhóm B và nhất là thiếu rau…", bác sĩ đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, thông tin. Cũng theo bác sĩ Diệp, khảo sát về thói quen ăn uống của HS tại TP.HCM, chỉ có 52% HS thưọng xuyên ăn rau - củ - quả, 10% HS không bao giọ ăn, số còn lại không ăn thưọng xuyên.
Mặt khác, theo đánh giá của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, bữa ăn ở các trường tiểu học (có bán trú) hiện nay đều đảm bảo việc cung cấp đủ năng lượng, đạm, chất béo nhưng lại thiếu chất rau. Nếu có, các trường cũng chỉ thực hiện món canh rau là chính, không có món rau xào hay luộc. Và chắc chắn, không thể ngày nào cũng cho HS ăn canh rau. Giải thích về vấn đề này, lãnh đạo nhiều trường cho rằng, HS không quen ăn rau luộc hoặc xào. Nếu ăn được thì nhợn, ói ngay tại bữa ăn. Và để tránh lãng phí, các trường cắt bọ luôn món này. Bác sĩ Diệp cho rằng, thiếu chất rau, dễ dẫn đến nhiều yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là ung thư đại tràng.
Trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2011-2012, ngành giáo dục TP.HCM và Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đã tổ chức nhiều hội nghị về dinh dưỡng học đường nhằm mục đích tăng cưọng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho HS trong từng khẩu phần ăn.
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, Phó phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD-đT TP.HCM, cho biết Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM thực hiện mẫu thực đơn chuẩn, áp dụng thí điểm ở các trường tiểu học.
Nói về thực đơn chuẩn, bác sĩ Diệp cho biết: "Chúng tôi đã xây dựng 40 thực đơn với 160 món ăn. Có thể nói, món ăn và thực đơn rất đa dạng, dễ chọn lựa cho các trường. Tiêu chí của từng thực đơn là đảm bảo đủ dinh dưỡng ở tất cả các mặt theo khuyến cáo của Bộ Y tế".
Hiện nay, các mẫu thực đơn vừa nêu được hầu hết các trường tiểu học bán trú tại TP.HCM áp dụng. Bà Lệ Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), cho biết: "trường áp dụng các mẫu thực đơn này trong khoảng hơn tuần nay cho 1.600 HS. Kết quả cho thấy, HS rất dễ ăn các món ăn này". Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), cho rằng: "Ãp dụng theo mẫu thực đơn mới tiện ở chỗ khoa học về dinh dưỡng nhưng giá cả vẫn không thay đổi so với trước. Chính điều này các trường dễ thực hiện mà phụ huynh cũng hài lòng".
"đây chỉ là bữa ăn trưa. Chúng tôi mong muốn phụ huynh vận dụng mẫu thực đơn này để áp dụng trong tất cả các buổi ăn của trẻ chứ không riêng buổi trưa tại trường. Phụ huynh cũng nên tạo thói quen cho con ăn rau từ nhọ", bác sĩ Diệp nói.
Hiện nay, mẫu thực đơn đang được Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đóng thành quyển. Nếu phụ huynh quan tâm, có thể liên hệ với trung tâm (180 Lê Văn Sỹ, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM), điện thoại: 08.38445990.
Minh Luân