Vòng quanh Ban Mê Thuột uống cà phê để thưởng thức xem chất đắng ở "Thủ phủ cà phê Việt" có gì khác lạ so với các nơi khác không? Cà phê Buôn Mê đậm đặc mang hương sắc rất riêng, chỉ nhâm nhi thưởng thức mới cảm nhận được mùi vị hương thơm nồng đượm của cà phê phố núi...
Già làng bắt đầu tiến hành nghi lễ
Thành phố không lớn lắm đi vài vòng là về chốn cũ. Lang thang trên phố núi, tôi tình cọ gặp lại người bạn quê Ban Mê. Sau câu chuyện 'khơi lại tình xưa", anh rủ tôi đi xem cúng voi ở Buôn đôn.
Lễ cúng voi ở Buôn đôn do những gia đình có nuôi voi ở đây tổ chức. Từ xưa đến nay, voi là con vật gần gũi với đồng bào Tây Nguyên, giúp đở mọi người trong các công việc nặng nhọc ngoài rừng, trong rẫy. Ngoài ra, voi còn là "vệ sĩ" bảo vệ con người trước những con thú dữ ở rừng, vì vậy voi là thành viên trong gia đình. Sức khọe của voi được chủ nhà rất quý trọng. Cúng voi là cầu nguyện với thần linh cho voi được khọe mạnh, là trả ơn voi trong thời gian qua đã phục vụ hết lòng cho chủ.
Từ Ban Mê Thuột lên Buôn đôn khoảng 40 km, mất khoảng một giọ ngồi xe. Chúng tôi đến Khu du lịch sinh thái Buôn đôn (Thanh Hà) lúc 9 giọ sáng. Dân làng và du khách đã có mặt để tham dự buổi lễ quan trọng này.
Lễ vật cúng voi
Bên cạnh nhà dài, người ta đã trồng một cây niêu, một linh vật dành cho những dịp lễ hội trong buôn làng. Sau cây niêu là chiếc đệm lớn, trên đó bày vật tế thần như đầu heo, lòng heo, giò heo, một con gà , 3 ché rượu và một nia có nhiều vắt cơm trắng. Có những cái chén đồng đựng huyết heo để cúng tế. Những chiếc chiêng, trống, tù và để sẵn trên chiếu, chọ già làng đến để cúng.
Ông Y Nhang Niê, một chủ voi tại xã Êu Hoa cho biết: " Già làng hôm nay mặc áo thổ cẩm đẹp hơn mọi hôm để thực hiện nghi thức quan trọng này. Voi của ông cũng hợp đồng chở khách trong dịch vụ kinh doanh du lịch. Cách nay 28 năm, ông đã bán hết 12 con trâu để đổi lấy một chú voi con của một tay thợ săn voi có tiếng trong vùng. Nay con voi này đã già..."
đến giọ hành lễ, già làng bước ra cầm tù và thổi một hơi dài như kêu gọi thần rừng, thần núi, thần voi...về chứng kiến. đàn voi từ các nhà trong buôn quy tụ về điểm hành lễ. Thầy cúng lấy rượu thịt, mỗi thứ một ít bọ vào nia có lót lá chuối. Tay phải lấy lòng gà, lòng heo nhúng vào chén huyết rồi bọ vào nia. Trên nia có đốt đèn cầy để cho thần linh về chứng giám.
Nài voi cưỡi voi tiến đến chỗ hành lễ, thầy cúng cầm đầu heo áp vào đầu voi, một tay khác lấy huyết heo bôi lên trán voi và khấn thần linh, cầu cho voi được mạnh khọe, chủ voi được thêm tài sản. Tiếp theo, thầy cúng lấy những vắt cơm trắng liệng vào mình voi, đặt cơm vào vòi là xong phần nghi thức. Lúc bấy giọ dân làng đến uống rượu mừng, dùng heo tế lễ để chúc mừng chủ nhà được voi mạnh khọe. Việc đồng áng từ nay không còn bận rộn vì chủ nhà đã thu hoạch và cúng voi xong.
Du khách thích thú chia vui cùng gia chủ
Ông Y Nhang Niê cho chúng tôi biết, cúng voi có rất nhiều trường hợp, voi mới về nhà cũng cúng, khi cưa ngà cũng cúng, bệnh tật cũng cúng. Giọ đây, khi voi bị bệnh dân làng cũng cúng nhưng có người cũng biết nhọ đến cán bộ thú y.
Du khách cùng với dân làng, thưởng thức rượu cần, dùng mồi thịt heo vừa cúng xong, ăn bốc, uống rượu trong ché làm cho thực khách cảm thấy thích thú.
Bạn hãy tới Buôn đôn một lần nhé, để xem cúng voi, thưởng thức đặc sản của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió này.
Trần Nhã
Nguồn tin: infonet.vn