Một số nội dung mới trong Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn

Thứ tư - 14/03/2018 06:06 1.868 0
Để phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, và nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, ngày 30/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 344/2016/TT-BTC Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn (dưới đây viết tắt là TT 344). 
Thông tư này được áp dụng từ năm ngân sách 2017 và thay thế Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn (dưới đây viết tắt là TT 60).
TT 344 so với TT 60 có một số nội dung mới, như sau:
 1. Về nguồn thu của ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã)
 1.1. Đối với các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:
- TT 344 bỏ nội dung thu “các khoản đóng góp tự nguyện khác” (Ngân sách xã chỉ được thu các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý);
- TT 344 xác định cụ thể thêm khoản thu của ngân sách xã: Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật.
 1.2. Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%)
 Bốn  khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã, thị trấn với ngân sách cấp trên là Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và Lệ phí trước bạ nhà, đất;  TT 344 quy định: Căn cứ vào khả năng thực tế nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đến tối đa là 100% các khoản thu này cho ngân sách xã; không còn quy định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% như TT 60.
          1.3. Đối với thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Thu bổ sung cân đối: TT 344 quy định: “…. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định”. (TT 60 quy định: “Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách vàđược giao ổn định từ 3 đến 5 năm”);
- Thu bổ sung có mục tiêu: TT 344 quy định rõ hơn: “ là các khoản thu để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (như chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình mục tiêu của trung ương; chương trình, nhiệm vụ của địa phương) hoặc chế độ, chính sách mới do cấp trên ban hành nhưng có giao nhiệm vụ cho xã tổ chức thực hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương chưa bố trí”. (TT 60 quy định: “Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể”).
 2.  Về nhiệm vụ chi của ngân sách xã
  - Về chi đầu tư phát triển:
           + TT 344 quy định ngân sách phường cũng có nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nếu được HĐND cấp tỉnh phân cấp (TT 60 quy định ngân sách xã, thị trấn mới có nhiệm vụ chi này).
           + TT 344 quy định rõ hai nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã theo phân cấp của cấp tỉnh và nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý; ngoài ra không còn nguồn nào khác.
 - Về chi thường xuyên:
TT 60 ĐÃ QUY ĐỊNH TT 344 QUY ĐỊNH LẠI
Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
 
Chi quốc phòng
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội
Chi sự nghiệp giáo dục:
Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
Chi sự nghiệp giáo dục:
Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã.
 
(Không quy định) Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ).
Chi sự nghiệp y tế:
 Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
Chi sự nghiệp y tế:
Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã.
 
Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý:        
 
Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: 
Chi hoạt động văn hóa, thông tin
Chi hoạt động thể dục, thể thao
Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh
(Không quy định) Chi hoạt động bảo vệ môi trường,bao gồm thu gom, xử lý rác thải.
Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý;
 
 Hỗ trợ khuyến khích phát triển cácsự nghiệp kinh tế
 
Chi các hoạt động kinh tế bao gồm:  Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế
 3. Về căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
 TT 344 quy định bổ sung thêm căn cứ: Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xã.
 4.Về trình tự lập, quyết định dự toán ngân sách xã:
TT 344 thêm 02 quy định:
- Đối với dự toán ngân sách xã đã được HĐND xã quyết định, UBND xã ngoài việc phải báo cáo UBND cấp huyện và phòng Tài chính – Kế hoạch huyện còn phải báo cáo cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện;
          - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh dự toán theo đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự toán theo quy định.
 5. Về bố trí mức dự phòng ngân sách xã hàng năm:
- TT 344 quy định: Mức dự phòng ngân sách tương ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi thay vì từ 2% đến 5% tổng số chi như quy định tại TT 60.
- Về sử dụng dự phòng ngân sách xã TT 344 quy định cụ thể hơn:
TT 60 ĐÃ QUY ĐỊNH TT344 QUY ĐỊNH LẠI
2.3. Dự toán chi ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng bằng 2% - 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán.
 
4. Ngân sách xã được bố trí mức dự phòng ngân sách hàng năm tương ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã mà chưa được dự toán.
       Ngoài ra, tại điểm a, K 3, Đ13 – TT 344 về
Kế toán và quyết toán ngân sách xã có quy định: “Trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu… Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng dự phòng và các nguồn tài chính tự có hợp pháp khác để đảm bảo cân đối ngân sách xã;”
 6. Về thực hiện các khoản chi có trong dự toán chi ngân sách xã
-TT 344 có quy định mới: Các khoản chi có trong dự toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau chưa thực hiện, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ một số khoản chi  theo quy định của Chính phủ được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán kế toán, quyết toán vào ngân sách năm sau. (TT 60 quy định: “các khoản chi có trong dự toánđến hết 31/12 chưa thực hiện không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ …”)
 7. Về tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khác của xã
- TT 344 nêu cụm từ “Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã thay cho cụm từ “Các quỹ công chuyên dùng của xã” trong TT 60.
 8. Về quản lý các hoạt động tài chính thôn, bản
 Đối với các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mục đích cụ thể phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn, bản do thôn, bản trực tiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã: TT 344 quy định thêm: “Ủy ban nhân dân xã phải hướng dẫn thôn, bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, sử dụng các nguồn tài chính trên. Khoản huy động chỉ được sử dụng cho đúng nội dung công việc cụ thể mà nhân dân đã thống nhất. Trường hợp tiền huy động chưa sử dụng, thôn, bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản tiền gửi của xã tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp. Được nhân dân trong thôn thống nhất, thôn có thể gửi tiền huy động chưa sử dụng vào tài khoản tiền gửi của thôn mở tại ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng.

9. Về Bộ phận tài chính, kế toán xã
TT 344 quy định hình thành Bộ phận tài chính, kế toán xã thay Ban tài chính xã; do vậy không còn chức danh Trưởng ban tài chính. Bộ phận tài chính, kế toán xã gồm công chức tài chính – kế toán và người hoạt động không chuyên trách phụ trách công tác thủ quỹ.
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,553
  • Tháng hiện tại15,988
  • Tổng lượt truy cập40,978,861
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây