Niềm vui cho Doanh nghiệp khi từ 15/7 lãi suất các khoản vay cũ về dưới 15% năm

Thứ bảy - 07/07/2012 10:48 2.051 0
Vì sao nợ xấu tăng mạnh,nguyên nhân chính là lãi suất các khoản vay cũ mà các doanh nghiệp phải chịu quá cao trong khoảng thời gian dài vừa qua.Vì vậy Thống đốc yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng phải sớm chỉ đạo các chi nhánh điều chỉnh lãi suất cho vay với khách hàng cũ xuống dưới 15% một năm và thực hiện ngay từ 15/7.
Yêu cầu này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong hội nghị sơ kết ngành sáng nay, và sẽ triển khai ngay từ 15/7 trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng rất thấp mà doanh nghiệp lại khát vốn mà khả năng tiếp cận các nguồn vay với lãi suất dưới 13-14% năm hiện nay  rất thấp.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình yêu cầu giảm lãi suất các khoản vay cũ ngay từ 15/7.

Qua tổng kết 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,57% so với cuối năm ngoái, khá phù hợp với mục tiêu tăng trưởng 14-16% của cả năm, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng tăng trưởng tín dụng đạt mức rất thấp, cuối tháng 6 chỉ tăng 0,76% so với đầu năm, sau nhiều tháng âm liên tiếp. Nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác, thì tốc độ tăng trưởng cũng chỉ là 1,4%. đáng chú ý, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhọ, khu vực đang khát và khó tiếp cận vốn nhất hiện nay, giảm 13,69%. Trong khi đó, Chính phủ yêu cầu tín dụng cả năm nay phải tăng 15-17% để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%.

đã không ít ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các nhà nghiên cứu tài chính doanh nghiệp đã phản ánh nguyên nhân khiến tín dụng giảm thời gian qua, mà ngay cả  Ngân hàng Nhà nước, cũng thừa nhận về cầu tín dụng rất thấp khi mà cầu trong nước và nước ngoài đều tăng thấp, doanh nghiệp khó khăn, hàng tồn kho lớn nên hạn chế khả năng hấp thụ vốn ngân hàng. Khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp và hộ dân suy giảm trầm trọng trong điều kiện khó khăn về đầu ra, thị trường bất động sản thanh khoản kém, gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, do phần lớn tài sản thế chấp các khoản vay đều có nguồn gốc bất động sản.

"Các ngân hàng có xu hướng quy định các điều kiện cho vay chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn tín dụng" và hầu hết các khoản vay cũ đều rơi vào tình trạng chịu mức lãi suất quá cao kéo dài trong thời gian dài làm sức khọe tài chính  của các doanh nghiệp cả hộ dân "kiệt sức" không có khả năng thanh toán  nợ lãi vay hàng tháng nữa.

Do vậy để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần có sự đồng bộ các giải pháp từ phía chính sách kinh tế vĩ mô. Ngay tại hội nghị, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ đạo toàn ngành nhanh chóng hạ lãi suất cho vay với doanh nghiệp, thể hiện chia sẻ khó khăn của ngành ngân hàng bằng hành động cụ thể.đúng theo nguyên tắc bình đẳng của kinh tế thị trường.

Trên thực tế 06 tháng vừa qua mặt bằng lãi suất huy động và cho vay theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã giảm mạnh so với đầu năm. Lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 3-6% một năm; lãi suất cho vay cũng giảm với tốc độ tương ứng. Nhưng nhìn cụ thể các  doanh nghiệp than chưa được hưởng lãi suất 13-14% so với các hợp đồng vay mới, và vẫn chịu lãi cũ ở mức rất cao cho các hợp đồng đã ký trước đây từ 17-19% năm thậm chí có các khoản vay mua ô tô vẫn phải chịu lãi suất đến 23.2% năm trong suốt thời gian dài vừa qua.

Tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết sẽ phấn đấu để đưa mặt bằng lãi suất cho vay trên địa bàn giảm xuống dưới 20% vào cuối năm.Nhưng nếu với mức này thì doanh nghiệp sẽ "chết hết" ngay trong quý 3 chứ không phải chọ đến cuối năm vì vậy  Thống đốc không hài lòng với chỉ tiêu này và yêu cầu Hà Nội cần thực hiện chỉ đạo đưa lãi suất về dưới 15% ngay từ 15/7 này.

Báo cáo công bố sáng nay (7/7) cho thấy, tọ· lệ nợ xấu toàn ngành đã lên đến 4,47% tổng dư nợ, tương đương hơn 100.000 tọ· đồng. Do lãi suất cao, doanh nghiệp khó khăn không thể trả nợ là nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng với tốc độ lớn trong 6 tháng đầu năm.

Tín dụng bình quân tăng trưởng thấp nhưng theo hướng tăng cao hơn ở các lĩnh vực ưu tiên và giảm mạnh với các lĩnh vực không khuyến khích. Trong đó, đến 31/5, tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nông nghiệp nông thôn tăng 3%, công nghiệp hỗ trợ tăng 7,13%; riêng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhọ giảm 13,69%. Dư nợ cho vay với các lĩnh vực không khuyến khích chiếm 5,25% tổng dư nợ, giảm 5,91% so với tọ· trọng cuối năm ngoái.

Số dư tiền gửi VND bình quân của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước tăng dần qua các tháng, tọ· lệ tín dụng trên lượng vốn huy động vào giảm dần qua các tháng, từ 103,23% cuối năm 2011 xuống 90,33% đến ngày 30/6. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh, dư thừa thanh khoản. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, các số liệu này cho thấy thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng được đảm bảo và có xu hướng cải thiện so với năm ngoái. Nhưng điều này cũng phản ánh một phần thực trạng ngân hàng rất khó khăn để đẩy vốn ra nền kinh tế.

Trước hết cho thấy đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp đang "thoi thóp" vì ít nhiều cũng đến lúc tìm ra đúng nguyên nhân căn bệnh để chữa hoặc bôi thuốc đúng chỗ ngứa rồi. Hy vong sau 15/7 lãi phải trả của các khoản vay cũ đều được các ngân hàng điều chỉnh về mức dưới 15% năm theo như lời Thống đốc phát biểu tại hội nghị sáng nay.

Doanh nghiệp bớt phần khó khăn cố khắc phục và hạn chế chi phí để hồi phục sản xuất kinh doanh và tăng cưọng sức cạnh tranh với thị trường cho sản phẩm về giá cả và chất lượng. Hy vọng đến cuối năm sang đầu năm 2013 thì mức lãi suất cho vay được điều chỉnh về dưới 10% năm theo đúng thông lệ và quy chuẩn quốc tế. để nền kinh tế đi vào ổn định hơn.

                                                                                                                     Mai Huy TH

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay4,052
  • Tháng hiện tại55,422
  • Tổng lượt truy cập41,123,225
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây