Tình hình xuất khẩu tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2010 và năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015

Thứ bảy - 04/02/2012 00:59 2.840 0
Thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 ngành Công thương đã đạt được một số kết quả nhất định, đã góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, xuất khẩu đã có những đóng góp đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

          Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu gia tăng phát triển sản xuất, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
       Thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 ngành Công thương đã đạt được một số kết quả nhất định, đã góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, xuất khẩu đã có những đóng góp đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu gia tăng phát triển sản xuất, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
 
       Từ 2006 - 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đắk Nông đã có bước tăng trưởng đáng kể, tăng từ 132 triệu USD năm 2006 lên 260 triệu USD năm 2010, mặt hàng xuất khẩu là Cà phê, tiêu, điều nhân, đậu phụng sấy, cồn công nghiệp, cao su, trà, gừng, dừa sấy, nghệ, sắn tinh bột… Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 370 triệu USD/chỉ tiêu kế hoạch 280 triệu USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch 32,14%; về tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 24,48 %/năm; về quy mô: cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thay đổi theo chiều hướng tích cực, tọ· lệ hàng công nghiệp, khoáng sản và hàng qua chế biến tăng cao, chiếm tọ· trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục được mở rộng, đến năm 2010 các doanh nghiệp đắk Nông đã xuất khẩu hàng hoá sang thị trường 16 nước và khu vực.
 
       Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đắk Nông đã có sự chuyển dịch qua các năm, trong đó: Nhóm hàng nông lâm sản chiếm tọ· trọng khá lớn trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và có xu hướng giảm dần từ 100% năm 2006 xuống 91,5 % năm 2010; nhóm hàng công nghiệp, TTCN, khoáng sản tăng dần từ 0% năm 2006 lên 8,5% năm 2010.
 
       Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng như sau
 
       Tiêu đen: Là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tỉnh đắk Nông có mức tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2006 - 2010: Tăng từ 15,2 triệu USD năm 2006 lên 64 triệu USD vào năm 2010, đạt mức tăng trưởng bình quân 43%/năm, năm 2011 ước đạt 14.000 tấn, đạt 81 triệu USD; thị trường xuất khẩu chủ yếu là Singapore, Italia.
 
       Điều nhân: Là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ hai của các doanh nghiệp tỉnh đắk Nông có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2006 - 2010: Từ 34,8 triệu USD năm 2006 lên 84 triệu USD vào năm 2010 với số lượng xuất khẩu 14.031 tấn, đạt mức tăng trưởng bình quân 24,6%/năm. Năm 2011 ước đạt 95 triệu USD, thị trường xuất khẩu chủ yếu, gồm: Singapore, Trung Quốc, Indonexia, Malaysia, Philippine và Nhật bản.
 
       Cà phê: đây là mặt hàng đứng đầu về sản lượng xuất khẩu qua các năm, có mức tăng trưởng bình quân là 0,83% về giá trị, tổng 5 năm (2006-2010) là 275.328 tấn, đạt 445 triệu USD. Riêng năm 2011 ước đạt 80.000 tấn, đạt 160 triệu USD, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Singapore và Mauritius.
 
       đậu phụng sấy: đây là một trong những nhóm hàng có mức tăng trưởng cao, bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2010 đạt 1.623 ngàn USD, năm 2011 ước đạt 1.600 tấn, tương đương 4,5 triệu USD, với thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Malaisia.
Cồn công nghiệp: Là nhóm hàng mới có mức tăng trưởng cao, bắt đầu từ năm 2009, chủ yếu do Công ty TNHH đại Việt năm 2010 nhóm hàng này đạt kim ngạch trên 17 triệu USD, năm 2011 ước đạt 28 triệu USD, chủ yếu xuất sang thị trường Singapore.
 
       Cao su: Là một trong những mặt hàng mới xuất khẩu trong năm 2010, kim ngạch đạt 2,7 triệu USD, năm 2011 ước đạt 2,5 triệu USD, thị trường chủ yếu là Singapore, Trung Quốc.
 
       Sản phẩm chè: Là mặt hàng xuất khẩu của công ty nước ngoài đầu tiên của đắk Nông, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu này bị giảm dần qua các năm, từ 52 tần vào năm 2006 đến năm 2010 chỉ còn xuất khẩu 6 tấn đạt 23.787 USD, năm 2011 ước đạt 14 tấn, đạt 63 ngàn USD chủ yếu xuất sang thị trường đài Loan.
 
       Một số thị trường chủ yếu
 
tinh hinh xk 04012012.jpg       Singapore: Là thị trường xuất khẩu truyền thống và hàng đầu của các doanh nghiệp đắk Nông, năm 2010 đạt kim ngạch trên 241 triệu USD, chiếm 94% kim ngạch hàng hoá toàn tỉnh. Năm 2011 ước đạt 234 triệu USD, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: Cà phê, tiêu, điều nhân, cồn công nghiêp …
 
       Trung Quốc: Là thị trường đứng vị trí thứ 2 của các doanh nghiệp đắk Nông trong năm 2010 với kim ngạch 9 triệu USD, chiếm 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2011 ước đạt 10 triệu USD gồm điều nhân, tinh bột sắn…
 
       Philipin: Năm 2010 Xuất khẩu từ các doanh nghiệp đắk Nông đạt 2,8 triệu USD, chiếm tọ· trọng 1%, chủ yếu là điều nhân. Năm 2011 ước đạt 2 triệu USD giảm 0,8 triệu USD so với năm 2010, chủ yếu là cà phê.
 
        Italia: Năm 2010 kim ngạch 2,2 triệu USD, năm 2011 ước đạt 1,5 triệu USD, sản phẩm chủ yếu là hạt tiêu đạt 599 tấn.
 
       Thị trường một số nước Asean khác, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, đài loan: Kim ngạch đạt trên 9 triệu USD, năm 2011 ước đạt 122,5 triệu USD chủ yếu xuất khẩu các loại sản phẩm: đậu phụng sấy, dừa, tinh bột sắn, Trà, cà phê, điều … Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại mà trong giai đoạn tiếp theo các cấp các ngành và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh cần khắc phục đó là:
 
       Quy mô hàng hoá xuất khẩu vẫn còn nhọ bé, tăng trưởng không vững chắc, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người vẫn đạt thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu còn chưa hợp lý: đa phần là hàng nông lâm sản sơ chế, ít có hàng công nghiệp chế biến có giá trị lớn; chủng loại hàng hóa đơn điệu, ít xuất hiện mặt hàng mới với kim ngạch cao.
 
       Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại đắk Nông chiếm tọ· trọng còn khá "khiêm tốn", chỉ đạt xấp xỉ ngưỡng 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kim ngạch một số sản phẩm xuất khẩu truyền thống trước đây của các doanh nghiệp đắk Nông như đậu phụng, chè, cà phê… ngày càng giảm.
 
       Một số mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào nguồn hàng ngoại tỉnh (đậu phụng, sản phẩm gỗ, cà phê, hạt điều…) và thị trường ngoài nước, trong khi một lượng hàng xuất khẩu không nhọ sản xuất tại đắk Nông lại không được tham gia tính vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, do các doanh nghiệp, tư thương ngoại tỉnh vào cạnh tranh với các doanh nghiệp trong tỉnh thu gom, khai thác xuất khẩu các mặt hàng như khoai lang nhật, cà phê, một số khoáng sản, đồ gỗ, tinh bột sắn…
 
       Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đắk Nông chưa có (hoặc có nhưng với thị phần không đáng kể) trong danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, như: dầu thô, dệt may, giày dép, thuọ· hải sản, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, gạo tẻ, cao su, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ.
 
       Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tọ· trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh: giai đoạn 2006 - 2010 đạt 445,8 triệu USD, chiếm 45,82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên hàng hóa của tỉnh chiếm tọ· trọng trong xuất khẩu của doanh nghiệp này còn ít, khoảng 25%, còn phần lớn là ở các tỉnh khác.
 
       Thị trường xuất khẩu hàng hoá đắk Nông mặc dù trong thời gian qua có bước tiến đáng kể, song vẫn còn hạn hẹp, bạn hàng ít, quan hệ bạn hàng thiếu ổn định, thậm chí còn qua nhiều khâu trung gian.
 2tinh hinh xk 04012012.jpg
 
       Trong những năm tới, Đăk Nông chủ trương tăng trưởng xuất khẩu bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả.
 
Phùng Quang Minh

Nguồn tin: daknong.gov.vn

 Tags: kinh tế
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay6,202
  • Tháng hiện tại57,572
  • Tổng lượt truy cập41,125,375
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây