Cư Knia ngày ấy bây giờ

Thứ năm - 03/05/2012 21:42 3.486 0

Ngã ba đường vào trung tâm xã Cư Knia

Ngã ba đường vào trung tâm xã Cư Knia
Xã Cư Knia, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông hiện tại có diện tích tự nhiên tới gần 30 km2, với số dân gần 8.000 người, gồm 7 dân tộc anh em từ 22 tỉnh thành trên cả nước tìm về lập nghiệp.

Trong đó người Kinh chiếm chưa tới 20%, còn lại là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Hơ Mông, Mưọng, Dao. Trước năm 1985, toàn khu vực rộng lớn này hoàn toàn không có người ở bởi địa hình rất hiểm trở, đồi núi khá dốc, đặc biệt không có đường cho bất kỳ phương tiện nào, mà chỉ có lối mòn đi bộ được. Bắt đầu từ năm 1986, lâm tặc dùng xe bò vào khai thác trộm gỗ mới hình thành dần con đường cộ bò từ Quốc lộ 14 đến dốc Cổng Trời 1, rồi Cổng trọi 2
 
Ngã ba đường vào trung tâm xã Cư Knia
 
Ông Bùi Xuân Hách, hiện là Bí thư đảng ủy xã Cư Knia, là một trong những người đầu tiên đặt chân đến mảnh đất heo hút này, kể rằng: Năm 1992, ông cùng với khoảng 60-70 hộ cùng quê tỉnh Hải Dương được cử đi làm kinh tế mới. Nói cho đúng ra thì khu kinh tế mới được quy hoạch ở khu vực gần quốc lộ 14, thuộc thôn 2 xã Trúc sơn bây giọ, nhưng do đất ngoài đó bạc trắng chẳng trồng cấy được hoa màu gì nên ông và một số người cất công đi tìm kiếm vùng đất màu mỡ hơn. Rồi cơ duyên đã đưa ông cùng nhóm người đến tận bên kia dốc Cổng trọi 2, sau khi xem xét thấy chất đất ở đây cũng chẳng hơn gì vùng ngoài là mấy nhưng dưới chân dốc khá bằng phẳng, xuống thấp nữa thì có đất trũng có thể làm ruộng trồng được lúa. Thêm nữa là, lúc ấy chưa ai nghĩ đến chuyện làm giàu, cứ có cơm no bụng ngày 2 bữa đã toại nguyện nên cả nhóm bàn nhau khai phá. Rồi hàng ngày cứ sáng sớm có đến hàng trăm người ở khu kinh tế mới cơm đùm, cơm nắm, vác dao, xạc, cuốc vào khai hoang. Hai cái dốc hồi đó đâu thấp như bây giọ, người khoẻ mấy đi nữa cũng phải chống gậy gò lưng mà lội, khi lên tới đỉnh ai cũng đều phải than Trời nên mới có tên là dốc Cổng trời. Nơi đất thấp bấy giọ chỉ có tre, mum (lứa) mọc dày đặc, việc chặt xuống đợi khô đốt không cực khổ bằng việc phải bứng cả cụm gồm gốc, rễ chằng chịt. Không ngày nào không có ngày đứt chân, đứt tay, rách mình, rách mẩy do tre cứa; có người đạp phải gốc nhọn lủng chân đắp thuốc nam và uống kháng sinh cả tháng trời Rồi sạch cọ đến đâu thì cuốc lên đến đó chứ làm gì có trâu mà cày, khi mưa đầu mùa vài trận là bắt chước người Mơ Nông đem lúa giống ra vãi. Ấy vậy mà vụ đầu tiên thu hoạch cũng không làm mọi người thất vọng, bởi mỗi sào 1.000 m2 được tới 6-7 bao lúa hột khô, tương đương 3 tạ. Thế là ngay mùa khô năm ấy có đến vài chục hộ đã bọ hẳn khu kinh tế dắt díu vợ con để vào đất Cổng Trọi 2 cất nhà ở luôn.
Buổi đầu tất cả mọi hộ cần có gạo để sống, vì vậy mà chỉ trong vòng một năm hầu hết số đất hoang hoá nằm cạnh suối Đăk Rít khu Cổng trọi 2 được biến thành ruộng trồng lúa nước. Cho đến bây giọ những người nằm trong diện đến Cư Knia sớm để mưu sinh không thể nào quên được những vất vả, truân chuyên mà người ta đã từng trải. thời đó, ngay từ 5-6 giọ tối cả khu vực rộng lớn đã bị sương mù bao phủ dày đặc, cái lạnh giá ập đến suốt đêm đến tận 7-8 giọ sáng hôm sau mới nhìn thấy mặt trọi. Song tới 9-10 giọ đã bắt đầu nắng dữ dội, không khí oi bức, ngột ngạt kéo dài đến khi mặt trọi lặn. Vậy mà với đại đa số đàn ông đều lưng trần, chân đất; phụ nữ thì bán mặt cho ruộng, bán lưng cho trọi lao động quần quật suốt từ tinh mơ, đến tối mịt nhưng hai bữa ăn cũng chỉ là rau rừng chấm nước muối; về mùa khô thỉnh thoảng được bữa cá suối kho mặn chat, mặn chúa hoặc có cá nấu canh với lá giang đã là sang lắm rồi.  Khoảng 3 năm sau do tre, mum, cọ hoang đã được bứng tận gốc, cộng với kinh nghiệm đã được tích luỹ mà năng suất lúa tăng dần từ 3 tấn lên 4 tấn rồi 6 tấn/ha, thế là 100% số hộ có ruộng thoát hẳn cảnh đói cơm.
Năm 1996 chẳng hiểu tiếng đồn từ đâu mà người dân tộc Tày, Hơ Mông ở các tỉnh biên giới phía bắc mỗi ngày lũ lượt tìm đến một đông, hết đất làm ruộng họ phát rừng hoang, đồi trọc làm rẫy trồng lúa cạn, trồng bắp, trồng củ mì… đến năm 1998, dân số của khu vực phía trong dốc Cổng Trọi  2 lên tới 3.000 nhân khẩu được chia thành 5 thôn trực thuộc xã Trúc Sơn. Rồi những năm tiếp theo làn sóng dân di cư tự do ào ạt tràn vào, đến năm 2001, dân số bất ngọ tăng lên đến gần 7.000 nhân khẩu, huyện xin Chính phủ tách ra là xã Cư Knia gồm 12 thôn cho dễ quản lý.
Người đông thì đất bắt đầu thu hẹp, trước kia có nhà tới 5-6 ha ruộng, song do nhu cầu của người đến muộn không có mà đành phải cắt ra sang nhượng cho nhau. Ông Hoàng đình Tạo, hiện là Chủ tịch UBND xã Cư Knia, bộc bạch:
-Lúc đó, mặc dù người ở tứ xứ, nhưng người đến trước rất đồng cảm với người đến sau, hộ không có đất sản xuất mở lời năn nỉ là họ vui vẻ để lại với giá rất rẻ. Một sào ruộng chỉ bằng 5 tạ lúa hột, người mua chỉ bọ công làm một vụ là thu được vốn ban đầu, vì vậy mà hầu hết dân địa phương không đến nỗi chạy ăn từng bữa.
đất Cư Knia được coi là xấu nhất huyện, mặc dù tiếng là nằm trên cao nguyên đất đọ nhưng cả khu vực rộng tới mấy ngàn héc ta toàn đất cát pha có màu trắng bạch. đất đồi chiếm tới 30% là sọi, đất triền đồi nhiều hơn nhưng thuộc diện, vừa cày, cuốc lên mà gặp đám mưa coi như phải cày lại mới trỉa bắp, đậu xuống được. Nhiều hộ đã đem giống cà phê trồng thử, nhưng tận 4 năm sau thu hoạch chưa đủ trả tiền phân bón chứ nói gì đến có công. Những hộ trồng giống cây điều cũng thất vọng, bởi điều cho sai quả thật, song thời đó giá hột điều rất rẻ nên chẳng lãi bao nhiêu. đưọng cùng nông dân định cư trên những quả đồi lại cất công đi tìm đất thấp, thật may mắn ở khu vực giáp với địa phận huyện Đăk Min có một khu rừng le (thân hình như cây tre nhưng thấp, đốt ngắn chỉ 10 cm), ở giữa có con suối chảy vòng vèo. Mừng như vớ được của quý, người người dốc công ra dọn, song do le đã mọc ở đây tới hàng trăm năm rễ đan nhau có độ dày cả nửa mét, người khoẻ dọn cả ngày cũng chưa sạch được 10 mét vuông, ấy vậy mà nhọ sự kiên trì, bền bỉ chỉ 2 năm sau hơn 50 hec-ta rừng le hoang hoá đã biến thành ruộng trồng lúa và các loại rau màu khác. Ông Bùi Xuân Hách, Bí thư đảng uọ· xã tâm sự:
-Người ta gọi khu vực này là đồng Cạn, hồi đó nó đã cứu khoảng hơn 1.000 nhân khẩu trước đó có nguy cơ… muốn bọ xứ đi nơi khác vì không có công ăn, việc làm. Phải công nhận đại đa số những hộ dân bọ quê gốc đến địa phương này mưu sinh đều rất kiên trì, bởi cái nghèo, cái khổ cực, vất vả nhà nào nhà nấy đều phải gánh chịu có ít cũng vài ba năm mới xoá được đói. Rồi sau khi có cơm no bụng, nông dân mày mò phát triển thêm kinh tế bằng nhiều hình thức, đất nào thích hợp với cây gì là họ trồng cây đó; đơn cử như ở vùng đồi cao khu vực Cổng Trọi thì trồng điều, cao su, các thôn 2, thôn 3, thôn 6 chủ yếu là trồng cà phê, rẫy ở các thôn khác đa phần trồng tiêu. Mặc dù trồng cây công nghiệp đầu tư khá lớn, đơn cử như tiêu chẳng hạn, phần vì đất ở địa phương hầu hết là kém màu mỡ nên buổi đầu phải cải tạo khá tốn kém, rồi đầu tư cho trụ, cho giống, phân bón, thuốc sâu, thuốc dưỡng cây, dưỡng trái… Song nông dân xác định được trước nên cứ nhẩn nha, người khá giả trồng mỗi năm vài ba trăm trụ, dân nghèo cũng trồng 5-7 chục, quay đi quay lại đã thấy nhà ít cũng có vài ba sào, nhà nhiều cả hec-ta tiêu cho thu hoạch. Khu vực này làm được, khu khác cũng học họi theo, nông dân mà, họ nhiệt tình giúp nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật lắm nên mới chỉ 5 năm khi cây tiêu xâm nhập đất Cư Knia mà nay cả xã đã có diện tích tiêu lên đến gần 300 hec-ta.
Theo báo cáo mới đây của UBND xã Cư Knia thì, hiện tại đất canh tác của toàn xã là 2.377 ha, trong đó diện tích cây lương thực là 1.438 ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm (tiêu, điều, cà phê, cao su) gần 600 ha, diện tích trồng rau, đậu 130 ha, còn lại là diện tích cây lấy bột (củ mì, khoai lang, khoai sọâ€¦) và các loại thực phẩm ngắn ngày khác.
Xã Cư Knia đã xoá hẳn cái đói từ năm 2006, cho đến thời điểm hiện tại chỉ còn 11% số hộ nghèo theo chuẩn mới. Cư Knia hôm nay đã đã khởi sắc, tìm cả xã cũng không thấy một mái nhà tranh; nhà xây, nhà mái Thái mọc lên ngày thêm nhiều bằng chính sức lao động chân chất của những người nông dân quanh năm lam lũ từ bàn tay trắng dựng lên cơ đồ.

Tác giả bài viết: HOÀNG NINH (Đăk Nông)

Nguồn tin: Báo Nhân dân

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,422
  • Tổng lượt truy cập41,251,023
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây