(NLđ) - Sáng 2-5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội (đBQH) khóa XIII (đơn vị số 1) đã tiếp xúc cử tri quận 1 và 3 - TPHCM.
Theo nhiều cử tri, hiện nay đBQH đa phần là không chuyên trách nên việc làm luật còn gặp khó khăn; tình trạng tham nhũng còn xảy ra ở bộ máy công quyền… để hạn chế tham nhũng, cử tri đề nghị đảng, Chính phủ phải có giải pháp quyết liệt hơn, trong đó chú trọng bộ máy công quyền phải tuyển dụng những người có trình độ, có ý thức, trách nhiệm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần lượt trả lời, làm rõ một số thắc mắc của cử tri. đối với vấn đề biển đông, Chủ tịch nước khẳng định lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trọi.
* Sáng cùng ngày, ông Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, cùng tổ đBQH đơn vị số 4 đã tiếp xúc cư tri quận 5 - TPHCM. Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã có nhiều ý kiến phản ánh về các vấn đề: thu phí giao thông, trạm thu phí, chế độ chính sách cho cán bộ phưọng xã, tình trạng bệnh viện quá tải, giá cả leo thang… Ông Huỳnh Thành đạt, Phó Giám đốc Thưọng trực đHQG TPHCM, đại diện tổ đBQH, giải đáp những vấn đề mà cử tri thắc mắc. .
* Cũng trong ngày 2 - 5, ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, Thưọng trực Ban Bí thư, cú€ng đoaÌ€n đBQH khóa XIII TP CâÌ€n Thơ đã tiếp xúc cử tri taÌ£i huyện Vĩnh Thạnh vaÌ€ quâÌ£n Thốt Nốt. Tại hai điểm tiêÌp xúc cử tri, đaÌ£i diêÌ£n đoaÌ€n đBQH khóa XIII TP CâÌ€n Thơ đã thông báo đến cử tri những vấn đề quan troÌ£ng dự kiến sẽ thảo thuận, thông qua tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII sắp tới, đôÌ€ng thơÌ€i trao đổi với cử tri về tình hình phát triển kinh têÌ - xã hôÌ£i, quôÌc phoÌ€ng- an ninh của đất nước.
MINH TRÃ
SỊM TẬP Họ¢P CÃC CHọ¨NG Cọ¨ PHÃP Là đọ‚ BẢO Vọ† CHủ QUYọ€N VÙNG BIọ‚N đẢO VIọ†T NAM. Từ lâu chúng ta đều biết ý định của Trung Quốc tìm mọi cách để giành chủ quyền vùng Biển đông. đầu tiên việc Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển. Tiếp tục, ngày 19/4/2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phân chia Biển đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa của Việt Nam. Họ đã có ý định quá rõ ràng như vậy, chúng ta cần có ngay những kế sách để ứng phó. Trước tiên chúng ta nên có một bản đồ riêng vùng lãnh hải của nước ta làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền, trên cơ sở bản đồ này cần quy hoạch vùng biển đảo thuộc chủ quyền của nước ta được thông qua Quốc hội nước ta để có tính chất pháp lý cao nhất. Căn cứ để xây dựng quy hoạch trên cơ sở chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Tiếp đến, chúng ta cần hệ thống lại toàn bộ các văn kiện, các chứng cứ lịch sử đã có được sưu tầm từ trước đến nay, làm thành một bộ sách trắng về Biển đông, in phát hành cho nhân dân biết và công bố rộng rãi với thế giới các nghiên cứu về chủ quyền trên Biển đông để làm đối trọng với những tuyên bố của Trung Quốc. Sớm đêÌ€ nghị giải quyêÌt caÌc tranh châÌp chú‰ quyêÌ€n ở Biển đông, thông qua HiêÌ£p hôÌ£i caÌc quôÌc gia đông Nam AÌ, nếu Trung Quốc vẫn không chấp nhận, thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên Hiệp Quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Cần phải được giải quyết kịp thời, không nên để kéo dài quá lâu. Thuận lợi hiện nay có nhiều quốc quốc gia như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc vv… có tranh chấp chủ quyền một số quần đảo với Trung Quốc, cũng có ý định giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao như nước ta. Chúng ta cần phối hợp để tạo sức mạnh, để tranh thủ được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ đồng quan điểm với nước ta. Về lâu dài xác định quần đảo Hoàng Sa , trường Sa thuộc chủ quyền nước ta, chúng ta cũng cần có kế hoạch đầu tư tại 2 quần đảo này để khai thác du lịch. Hàng năm nhà nước nên phát triển dịch vụ đón khách trong và ngoài nước đến tham quan các đảo thuộc chủ quyền của nước ta, vừa giới thiệu danh lam thắng cảnh hùng vĩ của nước ta, đồng thời xác định rõ chủ quyền biển đảo. (MINH TRÃ)