Đăk Аrông ngày ấy - bây giờ

Chủ nhật - 09/10/2011 00:44 4.247 1

Một góc chợ Đăk Drông

Một góc chợ Đăk Drông
13 năm trước tên một cái hồ lớn, Đăk Drông, được lấy đặt tên cho xã khi địa phương được tách ra từ xã Nam Dong thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Theo báo cáo của UBND xã Đăk Drông cuối năm 2010 thì hiện tại toàn xã có tổng diện tích tự nhiên xấp xỉ 50 km2, trong đó có 3.654 ha đất canh tác, hơn 1.000 ha là thổ cư, phần còn lại là rừng. Dân số có hơn 3.000 hộ với gần 16.000 nhân khẩu. Dân tộc bản địa là người Mnông có 243 người, dân tộc Tày, Nùng là hơn 11.000 người, phần còn lại là dân tộc Kinh, Hmông, Dao, Thái cùng chung sống.
 
          Trước năm 1990, toàn xã chỉ có khoảng 100 nóc nhà của hơn 40 hộ là người Mnông và gần 60 hộ của các dân tộc khác. Những lớp người đầu tiên đặt chân đến nơi này kể rằng, tiếng là vùng cao nguyên đất đọ ba-zan màu mỡ, nhưng Đăk Drông không được hưởng nhiều diễm phúc ấy, bởi thi thoảng mới có rẻo nguyên đất đỏ; còn hầu hết đất trên đồi, dưới bãi bằng là đất , trong đó gồm khoảng 30% đất đọ, 20% loại đất trắng bạch như vôi, 30% loại đất màu gan gà, số còn lại là cát, sỏi. Thêm nữa, chiếm tới 2/3 tổng số diện tích đất trên mặt phủ kín đá tổ ong, cục to thì như cái cối xay lúa, cục nhọ cũng phải một người ôm nặng; con người phải dùng sức cậy hết đá xếp kín bao quanh rồi tìm nơi bọ suối, bãi gần hồ đào đất đọ gánh về đổ lấp vào mới trồng cấy được. Cuộc sống buổi đầu vô cùng cực khổ, hễ mùa mưa là địa phương gần như bị cô lập hẳn với bên ngoài, bởi khu vực dưới dốc Bằng Lăng (đầu xã) thấp trũng chỉ cần mưa vài tiếng đồng hồ là nước tràn trề ngập tới cổ chân, mưa dầm dai dẳng là biến thành sông. Thêm nữa, muốn ra hay vào chỉ mỗi lối mòn độc đạo vừa trơn nhớt, vừa dính chân nhèo nhẹo, sau mỗi trận mưa trọi có nắng 2-3 bữa mới khô. Mặc dù hồi ấy hầu hết mọi nhà đều có xe đạp, thậm trí mươi người sắm được xe máy để chạy xe ôm, song chỉ chạy được vào mùa khô, còn mưa xuống thì đều bó tay!
 


Chợ xã Đăk đrông

         Nhóm người đầu tiên này đã từng nằm gai, nếm mật 5-7 năm để khai phá đồi hoang bằng tay và những công cụ tự chế chứ hoàn toàn không có máy móc gì. Sau khi đất trống chỉ trồng độc canh được giống bắp đọ chứ không trồng được loại cây lương thực nào khác nữa. Dân di cư tự do bất kỳ ở đâu đến đây lập nghiệp cũng đều được người đến trước bao bọc như anh em ruột thịt, thậm trí xin dăm sào đất đã phá hoang cũng có người cho để dựng nhà ở gần chợ khỏi sợ ma, vì có khu vực cách vài trăm mét mới có một nhà. Mãi đến năm 1993, người ta mới phát hiện xung quanh hồ Đăk Drông là một khoảng đất thấp rộng bao la và bằng phẳng hiếm thấy khu vực nào trong huyện bằng như vậy. Năm ấy một số hộ ở tận Ngã ba Cộ bò (khu vực chợ xã bây giọ) rủ nhau hàng ngày lội bộ 5 km mò vào lựa đất ven bọ hồ phát quang, chém chồi, dọn cọ làm ruộng trồng lúa nước. Cứ đất sạch tới đâu sạ giống ngay tới đó, và thật bất ngọ, chẳng cần cuốc bẫm cày sâu, chẳng phân, chẳng thuốc gì, chỉ mất công dựng chòi rồi thay nhau đuổi thú rừng, ấy vậy mà cuối vụ cho thu hoạch mỗi sào 1.000m2 được tới 25-30 gùi lúa đầy, (bằng 600-700 kg). Tiếng lành đồn xa, ngay mùa khô năm ấy các hộ người Mnông, người Kinh thi nhau khai phá cả vùng, be bọ giữ nước làm ruộng, 3-4 năm sau diện tích ruộng trồng lúa đã lên tới con số 1.120 ha. Thế là dân địa phương chấm dứt cái đói đã từng chịu dai dẳng nhiều năm.


Bộ mặt nông thôn mới ở xã Аắk Drông (Chư Jút)
 
         Năm 1994, thấy rừng không thể phục hồi, nhà nước cho ủi một trục đường chính chạy từ ngã ba Khánh Bạc (thuộc xã Nam dong bây giọ) dài 12 cây số rồi đưa 3 đợt tới hơn 900 hộ, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh biên giới phía bắc vào xây dựng vùng kinh tế mới. đất liền canh, liền cư mỗi hộ được chia cả héc ta, nhưng mới chợt nhìn thôi đã thấy ngán ngẩm, bởi, ngoài chuyện đá tổ ong đã nói ở trên thì gốc cây do đạn bom của chiến tranh phạt mất ngọn, mất thân chết khô đứng sừng sững như thách thức sức người; rồi lâm tặc hoành hành trước đó đã để lại nham nhở vô số gốc cây, gốc nào gốc nấy cả 2-3 vòng tay người ôm chưa giáp. Thế nhưng ăn hết 6 tháng lương thực nhà nước cấp cho thì đói đầu gối cũng phải bò, tất cả mọi người bất kể già trẻ, gái trai đều vào trận vật lộn với đất để trồng chặt. Khó có bút nào tả xiết nỗi khổ của đa số người dân kinh tế mới lúc bấy giờ. Mùa mưa thì vắt bám đầy những lá cây, ban ngày ngoài rẫy muỗi cũng kêu như ong nên bệnh sốt rét hoành hành dễ sợ. Theo lời ông Nguyễn Văn Thảnh, một bác sĩ đầu tiên về công tác tại trạm y tế xã (nay là cán bộ Trung tâm y tế huyện Cư Jút) thì liên tục ba năm 1995-1997, ngày nào có ít trạm cũng tiếp nhận 10 ca sốt rét, có ngày lên đến 30-40 ca, chưa kể những nhà có phương tiện là xe máy chở thẳng ra huyện hoặc đi y tế tư nhân. Còn chuyện bị thú rừng tấn công, rắn cắn, bồ cạp chích… như cơm bữa kể sao cho xuể. Mùa khô thì khốn khổ về chuyện thiếu nước, khu dân cư nằm cách xa hồ 1 km trở lên không thể đào được giếng, bởi có chỗ chỉ đào xuống sâu 2 mét là gặp đá bàn, loại đá khối có bản rộng và cứng như kim cương. Có hộ khui tới 10 miệng giếng nhưng cái nào sâu lắm cũng chỉ 4 mét là bó tay do đá, nhiều người tức mình đào tung cả khu thổ rộng 400-500 mét vuông, song cũng chẳng tìm được khoảng nào có đất để khoét cho xuống sâu hơn nữa. Ấy vậy mà chỉ ít năm sau hàng ngàn cái giếng được hình thành từ bàn tay thủ công đào đất, đục đá.
         Nói cho đúng ra thì, sau này dân mới hiểu, những năm đầu nghèo, đói đeo bám dai dẳng là do trình độ dân trí thấp và tập quán sản xuất lạc hậu chứ không phải đất trong địa phương khó tính như người ta tưởng. Năm 1996, ban khuyến nông của phòng Nông nghiệp huyện được thành lập và cử nhiều cán bộ từ Trung cấp trở lên xuống địa bàn cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Chỉ sau một vụ canh tác bà con nông dân các dân tộc đã lên một tiếng, hiểu ra là đất nào cũng cần có đủ dưỡng chất mới nuôi được cây. Vậy là cuộc vận động trồng bắp, củ mì (sắn) để chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy phân, rồi ủ phân xanh từ lá cây nông sản khá sôi nổi. Kết quả, chỉ nửa mùa mưa năm sau con người đã biến đất trắng, đất gan gà, sọi, đá gì cũng đều phải cho năng suất cao cả. Và đến năm 1997, đất Đăk Drông đã thuộc diện thuần do tích cực cải tạo chủ yếu bằng phân hữu cơ, cứ cuối mùa khô là khui phân trong ủ ra rải đều trên rẫy mới cày lật lấp lại, nhọ vậy mà mưa xuống chỉ cần cần chọc lỗ trên rẫy tra hạt lúa như người dân tộc bản địa từng làm vẫn cho thu hoạch 3-4 tạ/sào; cày một đường dài sâu dưới đất 5-7 cm tra hạt bắp cách đều rồi lấp lại chẳng phân tro thêm mà trái vẫn to như bắp tay người lớn. Nhất là củ mì (sắn) giống Bắc (còn gọi là sắn Hồng Lai, có thân cây và vọ ngoài củ màu đọ) trồng từ đầu mưa đến đầu mùa khô trong năm dỡ thì mỗi gốc có cả chục ký, luộc hay hấp cơm đều bở tơi, trắng ngần. Lương thực phụ bắt đầu dư thừa, cán bộ khuyến nông khuyến khích nuôi nhiều trâu, bò, heo, gà…, rồi cứ vài tuần một lần lănk lội từ huyện vào xem xét và phát thuốc uống ngừa định kỳ, chỉ cho bà con cách chữa trị khi gia súc, gia cầm bệnh…, không bao lâu hầu mọi hộ cả xã chấm dứt cảnh đói cơm, thèm thịt.
         Vào khoảng năm 1997, qua mày mò nghiên cứu, nhiều người dân phát hiện đất có khả năng thích hợp với các loại cây họ đậu mới trồng thử; nào ngọ cho thu hoạch vừa năng suất, sản phẩm bán vừa có giá. Thế là ngay năm sau nhà nhà bảo nhau trồng 3 loại là đậu nành, đậu xanh và đậu phộng, thửa đậu nào cũng xen canh bắp trắng, phòng khi đậu rẻ chưa bán được cũng có bắp ăn hoặc bán bắp mua gạo. Nhưng may mắn thay, thổ nhưỡng của địa phương rất thích hợp với cả ba loại đậu kể trên nên chỉ năm đầu còn bỡ ngỡ về kỹ thuật mà không cho năng suất như nông dân chuyên canh đậu thuộc các xã lân cận như Nam dong, Ea Pô, chứ năm thứ hai hầu hết đã cho thu hoạch mĩ mãn nhọ chăm bọ công đi học họi kinh nghiệm trồng tỉa đúng thời tiết, đúng kỹ thuật chăm bón... Nhà nào có đất tốt thì phát triển nghề trồng rau, nơi đất trũng múc hồ nuôi cá, đất cao trồng cây ăn trái, tiêu, điều Năm 2007, cả xã hân hoan xoá vùng 3 vì đã được coi là một trong những xã nằm trong diện khá giả. Lúc này nhà xây cấp 4, nhà lầu, nhà mái Thái, mái Tây, mái Tàu thi nhau mọc lên, dân đóng góp xây dựng quê hương bằng cách cùng nhà nước dựng xây trường, trạm thêm khang trang, đổ nhựa nhiều con đường, thậm trí những đường xương cá vào tuyến 3, tuyến 4, đường chạy vào rẫy cũng đổ bê tông hoặc cấp phối chắc chắn. Nghe tin đất lành, dân tứ xứ tìm đến mua đất lập nghiệp, buôn bán, kinh doanh làm địa phương ngày thêm đông đúc. Nhiều năm qua người dân trong xã chẳng phải đi chợ huyện, chợ tỉnh làm gì cho xa xôi, bởi chợ xã được xếp vào hàng sầm uất nhất trong huyện, tất cả mọi thứ phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hàng ngày chợ Đăk Drông đều có đủ.
 


Mùa gặt trên cánh đồng lúa
 
         Điều ghi nhận hơn cả là, mặc dù hồi mới thành lập xã rất nghèo, nhưng chính quyền địa phương đã chú trọng quan tâm đến việc học hành của con em các dân tộc. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã, cũng là lúc trường cấp 1, cấp 2 được được làm ngay, mặc dù chỉ là nhà vách ván, mái tranh nhưng cũng có đủ phòng cho số học sinh theo học. Huyện cấp tốc điều giáo viên về kịp thời nên ngay từ buổi đầu rất hiếm con em trong độ tuổi đến trường bị thất học. Cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Đăk Drông đã có 1 trường mẫu giáo công lập, 3 trường mẫu giáo tư thục, 3 trường Tiểu học, 2 trường Trung học Cơ sở và một trường Trung học Phổ thông với tổng số gần 5.000 học sinh; giáo viên giảng dạy chiếm tới 70%  là người địa phương.


Nông dân khai thác mủ cao su
 
         Đăk Drông đã qua rồi cái ngày ấy, ngày mà mọi người mới đến đây lập nghiệp chỉ mơ ước làm sao đủ cơm no áo ấm là diễm phúc lắm rồi. Song hôm nay, theo số liệu điều tra về nông thôn mới đây, thì số nông dân có tổng tài sản trị giá từ 1 tọ· đồng trở lên chiếm 20%, từ dưới 1 tọ· xuống 500 triệu có 50%. Theo báo cáo của UBND xã Đăk Drông cuối năm 2010, toàn xã chỉ còn 7% hộ nghèo, nhưng mới đây khi người viết bài này tiếp xúc với ông Chủ tịch UBND xã Trần Văn Thành, ông cho biết, năm 2011 xã cố gắng giảm thêm 3% số hộ nghèo nữa bằng cách vận động nhiều người khá giả trong cùng khu vực giúp cho một hộ nghèo đủ điều kiện phát triển kinh tế.
Nghị lực con người quả là phi thưọng, vì cuộc sống mưu sinh mà chiến thắng tất cả, khó khăn không sợ, gian khổ không lùi quyết bắt đất cằn thành ra của cải. Nghe kể về Đăk Drông ngày ấy và nhìn hiện thực bây giọ, tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết :Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sọi đá cũng thành cơm./.

Tác giả bài viết: Hoàng Ninh (Xã Đăk Drông - Cư Jút) và một số hình ảnh từ Báo Đăk Nông Online

Nguồn tin: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút

 Tags: dân tộc
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay3,587
  • Tháng hiện tại69,904
  • Tổng lượt truy cập41,250,505
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây