thời gian qua, một số địa phương như huyện Chư Jút, Krông Nô, đắk Mil và đắk R’lấp đã triển khai, thực hiện tương đối tốt công tác này. Tuy nhiên, những địa phương còn lại, việc triển khai còn khá chậm chạp, nguồn vốn phân bổ hàng năm không thực hiện hết. Trong khi đó, người dân nhiều thôn, bon lại đang có nhu cầu làm được giao thông nhưng lại loay hoay không biết lấy nguồn hỗ trợ này ở đâu, bằng cách nào.
|
Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã chưa được bê tông hóa |
Mới đây, tại hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh, rất nhiều cử tri trên địa bàn xã trường Xuân (đắk Song) có ý kiến, kiến nghị về việc xã còn rất nhiều thôn, bon chưa được bê tông hóa, nhân dân có nguyện vọng song cán bộ thôn thì rất mù mọ về việc này. Điển hình như vừa qua, bà con bon Păng Sim, xã trường Xuân thống nhất làm khoảng hơn 1 km đường tại địa bàn để thuận tiện trong giao thông và vận chuyển nông sản. Thế nhưng khi dân họi về điều kiện, quy trình để xin được nhà nước hỗ trợ thì trưởng thôn cũng không nắm rõ. Vì thế, đã gần hết năm nhưng kế hoạch làm đường của người dân vẫn chưa thể thực hiện. được biết, việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn, cụ thể là các tuyến đường liên thôn, xóm được triển khai dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. đối với tỉnh ta, chính quyền hỗ trợ toàn bộ xi măng, người dân góp công và những vật liệu còn lại. Chủ trương này đã được nhân dân hưởng ứng và nhiều địa phương đã triển khai tốt. Theo qui trình thì thôn hoặc bon nào có nhu cầu bê tông hóa, cán bộ thôn sẽ tổ chức họp dân để thống nhất về chiều dài và qui mô đoạn đường, lập dự trù mức kinh phí, khả năng đóng góp của người dân, sau đó sẽ trình dự trù kinh phí này lên UBND xã, phưọng, thị trấn và chuyển lên huyện để xem xét giải ngân. Nhìn chung thì thủ tục khá thuận lợi như đòi họi cấp ủy và chính quyền các xã, phưọng phải vào cuộc để truyền đạt và quán triệt cho đội ngũ cán bộ thôn, bon. Thế nhưng, hiện khá nhiều đơn vị đang xem nhẹ công tác tuyên truyền, vận động nên chủ trương, chính sách trên chưa đến được với bà con nhân dân.
được biết, riêng huyện đắk Song, năm 2011, UBND tỉnh đã phân bổ trên 6 tọ· đồng để bê tông hóa đường giao thông tại địa bàn. Tuy nhiên, đã gần hết năm song nguồn vốn này vẫn chưa được giải ngân hết. Theo ông Nguyễn Văn Phò, Phó Chủ tịch UBND huyện đắk Song thì ngay từ đầu năm, UBND huyện đã thông báo cho UBND các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện về kế hoạch bê tông hóa đường giao thông tại địa bàn. Tuy nhiên, chỉ có một vài địa phương thực hiện được, nổi bật là xã Thuận Hạnh và thị trấn đức An, các địa phương còn lại dưọng như không quan tâm.
Không riêng huyện đắk Song, các huyện đắk Glong và Tuy đức cũng xảy ra tình trạng tương tự. Công bằng mà nói, đối với một số nơi đọi sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nếu khoản đóng góp vượt quá khả năng người dân thì việc bê tông hóa sẽ khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu chính quyền cơ sở thực sự chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh của toàn dân thì việc bê tông hóa sẽ có nhiều chuyển biến hơn. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh phấn đấu bê tông hóa từ 40 đến 50% đường giao thông nông thôn. Vì thế, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của đảng bộ tỉnh thì chính quyền cơ sở cần có trách nhiệm hơn trong việc tuyên truyền và hướng dẫn cho nhân dân để công tác này đạt hiệu quả hơn, góp phần đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới.