Cải cách thủ tục hành chính tỉnh đắk Nông - những kết quả đạt được trong năm 2011 và một số giải pháp trong thời gian tới

Chủ nhật - 19/02/2012 20:19 1.505 0
Năm 2011, là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn của đất nước cũng như của tỉnh, là năm đầu thực hiện Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh đắk Nông lần thứ X;
Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2011-2015) của UBND tỉnh. đặc biệt, là sự kiện chính trị diễn ra vào tháng 5/2011 trong cả nước là bầu cử Quốc hội khoá XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp.

           Năm 2011, công tác cải cách hành chính của tỉnh Đăk Nông được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực theo Nghị quyết Trung ương V, khóa X. Quan hệ thủ tục hành chính ngày càng được công khai, minh bạch hơn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và  doanh nghiệp khi tiếp cận với các dịch vụ hành chính; cơ chế một cửa và một cửa liên thông đang được chú trọng triển khai; đồng thời triển khai thí điểm một cửa điện tử tại một số đơn vị, địa phương; hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 được áp dụng cho 25/28 cơ quan, đơn vị ...đã thay đổi từng bước quan hệ hành chính theo hướng hiện đại hóa, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức, công dân.

              1. Về công tác chỉ đạo, điều hành.
           ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 292/Qđ-UBND, ngày 02/03/2011 về việc ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Đăk Nông năm 2011 với tổng số 68 hoạt động thuộc 22 kết quả đầu ra trên 07 lĩnh vực. Tổng ngân sách của Kế hoạch năm 2011 là: 14.404 triệu đồng (Ngân sách tài trợ của Chính phủ Vương quốc đan Mạch là 5 tỉ bảy trăm triệu; ngân sách của địa phương là 7 tỉ đồng; ngân sách chuyển từ năm 2010 qua năm 2011là 1 tỉ 704 triệu đồng). Công tác CCHC năm 2011 tỉnh Đăk Nông tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu sau:
           - đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; mở rộng, kiện toàn và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
           - Giải quyết tốt các nhu cầu dịch vụ hành chính công bức xúc cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân (lĩnh vực giao đất, giao rừng; bồi thưọng giải phóng mặt bằng; thu hút đầu tư…);
 
           - Bứt phá và khai thông thu hút đầu tư, nâng cao chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh;
           - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ CBCC trên địa bàn tỉnh (tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho CBCC; Xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị,…);
 
           - Tăng cưọng ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính nhà nước (tiếp tục thực hiện nhân rộng một cửa điện tử, đẩy mạnh thực hiện ISO 9001: 2008; thí điểm PMS; xây dựng, nâng cấp website cho các đơn vị…).
 
           Ngày 05/01/2011 Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND, về việc chấn chỉnh công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Ngày 21/2/2011 Sở Nội vụ ban hành Công văn số 90/SNV-CCHC về việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lĩnh vực lao động thương binh xã hội tại các đơn vị thực hiện từ cấp xã, huyện, tỉnh.
 
           Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cũng đã được tăng cưọng ở các cấp, các ngành, công tác báo cáo định kỳ đã được thực hiện tương đối nghiêm túc hơn. Trong năm 2011 đã tổ chức, thực hiện 03 đợt giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức nhà nước và thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; trong đó Sở Nội vụ tổ chức 01 đợt thanh tra, kiểm tra: 04 đơn vị cấp huyện, 12 đơn vị cấp xã; Tỉnh ủy tổ chức khảo sát tại 53 tổ chức cơ sở đảng của các Sở, ban, ngành và đi thực tế tại 04 đơn vị cấp sở, ngành. UBND tỉnh tổ chức 01 đợt tại 04 sở ngành, 08 huyện, thị xã và 16 đơn vị cấp xã.
 
           2. Về cải cách thể chế.
           a) Công tác ban hành văn bản QPPL:
           Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật luôn được ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm. Bởi đây là cơ sở pháp lý để lãnh đạo, điều hành trên mọi lĩnh vực. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2011 của ủy ban nhân dân tỉnh đắk Nông gồm 27 văn bản quy phạm  đăng ký, xây dựng và ban hành thuộc nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau.
 
           b) Việc cải cách thủ tục hành chính:
           ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đắk Nông, đã ban hành Quyết định số 551/Qđ-UBND, ngày 24/4/2011 về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc kiểm soát thủ tục hành chính. Kế hoạch kiểm tra được tiến hành từ ngày 05/5 đến hết ngày 31/5/2011 tại 5 sở, 08 huyện, thị xã và 08 xã, phưọng, thị trấn. đoàn kiểm tra có sự phối hợp liên ngành giữa Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch & đầu tư, Sở Tư pháp do Văn Phòng ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì. Qua kiểm tra việc triển khai Bộ thủ tục hành chính nhận thấy về cơ bản các đơn vị đã dần thực hiện có nề nếp, đã công khai Bộ thủ tục hành chính, tuy nhiên một số đơn vị vẫn chưa niêm yết, công khai hết Bộ thủ tục hành chính, việc rà soát vẫn chưa được chú trọng, vẫn còn hiện tượng nhận thêm thành phần hồ sơ so với quy định, thời gian giải quyết hồ sơ vẫn còn chậm…
 
           Ngoài ra, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 691/Qđ-UBND ngày 24/5/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh đắk Nông năm 2011, trong đó có 3 nội dung với 10 hoạt động sẽ triển khai với sự chủ trì của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện. đồng thời giao cho Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, phối hợp BQL chương trình CCHC mở lớp tập huấn cho khoảng 300 cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính (08 huyện, thị xã). Thông qua khóa tập huấn, cán bộ, công chức cơ bản nắm rõ và phát huy hơn nữa công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị góp phần thúc đẩy hiệu quả công cuộc CCHC của tỉnh.
 
           c) Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:
           Hiện nay, cơ chế mọt cửa cấp tỉnh đã thực hiện 18/21 đơn vị (gồm 16 đơn vị cấp sở; Ban quản lý các khu Công nghiệp; Trung tâm xúc tiến đầu tư TM & DL; 08/08 huyện, thị xã và 71/71 xã, phưọng, thị trấn. Có 02 đơn vị chưa xây dựng đề án triển khai thực hiện cơ chế một cửa là Sở Tư pháp và Sở Ngoại vụ. Triển khai một cửa điện tử tại 03 huyện: đắk Mil; Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa.
 
           Cơ chế một cửa liên thông được áp dụng trên các lĩnh vực: Kế hoạch & đầu tư, Tài nguyên & Môi trường; lao động - thương binh và xã hội, xúc tiến đầu tư… Trong đó, chú trọng cáo lĩnh vực thu hút đầu tư, cải thiện chỉ số CPI của tỉnh. Trong thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục duy trì và phát huy cơ chế một cửa liên thông tập trung một đầu mối trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp muốn tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh.
 
​          để thực hiện tốt hơn việc giải quyết thủ tục tại bộ phận một cửa, Sở Nội vụ phối hợp với BQL Chương trình CCHC tỉnh tổ chức tập  huấn bồi dưỡng triên khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho cán bộ, công chức xã, phưọng, thị trấn trên địa bàn tỉnh, khóa tập huấn đã hướng dẫn đi sâu vào phương pháp làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các kỹ năng cần thiết phục vụ chuyên môn.
 
          3. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
           Hiện nay, các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh có 17 cơ quan được tổ chức theo Nghị định số 13/Nđ-CP và 02 cơ quan được tổ chức theo đặc thù của tỉnh (Ban Dân tộc và Sở Ngoại vụ); cơ quan chuyên môn cấp huyện có 13 phòng chuyên môn, trong đó có 10 phòng chuyên môn theo Nghị định số 14/Nđ-CP và 03 phòng chuyên môn được tổ chức theo đặc thù (Phòng Kinh tế và Phòng quản lý đô thị (đối với UBND thị xã); Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng công thương (đối với UBND cấp huyện) và Phòng Dân tộc.
           Việc thành lập thêm các đơn vị sự nghiệp đã có tác động rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từ chỗ những nhiệm vụ sự nghiệp chưa được phân định rõ cơ quan nào đứng ra giải quyết và phục vụ các yêu cầu của nhân dân thì việc thành lập thêm các tổ chức sự nghiệp đã từng bước giải quyết tốt các yêu cầu của nhân dân. Trong năm 2011, Sở Nội vụ đã tham mưu thành lập 14 tổ chức, đơn vị sự nghiệp.
           Cùng với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức hành chính theo Nghị định số 13, 14/2008/Nđ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ… việc thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành (các Ban chỉ đạo, Hội đồng, Ban công tác), tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, phối hợp nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh về các vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, những công việc liên quan đến đối ngoại, quốc phòng, an ninh, … được kịp thời và có hiệu quả cao. Năm 2011, Sở đã tham mưu UBND tỉnh và các cơ quan chức năng thành lập và kiện toàn 28 Ban chỉ đạo, Hội đồng, Ban công tác.
           Thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 132/2007/Nđ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ, số đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế là 36 trường hợp, trong đó có 04 trường hợp nghỉ thôi việc ngay. Về độ tuổi và thời gian công tác của các đối tượng này đều thực hiện theo quy định; về thời gian công tác đều có trên 20 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Các đối tượng tinh giản chủ yếu là sức khoẻ yếu không hoàn thành nhiệm vụ và trình độ không đạt chuẩn, không có đối tượng vi phạm kọ· luật buộc phải tinh giản.
 
           4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
           Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nhgị định số 24/2010/Nđ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.  ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức kỳ thi tuyển cạnh tranh tự do đầu tiên tại tỉnh. với 353 chỉ tiêu tuyển dụng, số lượng trúng tuyển là 341 trường hợp.
           Thực hiện Quyết định số 532/Qđ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2011 của ủy ban nhân dân tỉnh đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tỉnh đắk Nông năm 2011, công tác đào tạo, bồi dưỡng  CBCC đã đạt được những kết quả sau:
           Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức là 3.131 lượt: Lý luận Chính trị 272 lượt; Chuyên môn nghiệp vụ: 147 lượt;  quản lý nhà nước: 222 lượt; Bồi dưỡng các kỹ năng  2.490 lượt cán bộ công chức.
           Trong năm 2011, Sở Nội vụ đã tham mưu ban hành 04 chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống Chính trị tỉnh đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, gồm:
          - Chính  sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tại tỉnh đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
           - Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học về công tác trong hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn tỉnh đắk Nôn
           - Chính sách hỗ trợ điều động cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý  trên địa bàn tỉnh đắk Nông;
           - Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã nghỉ việc, thôi việc.
           Ngoài ra, đã tham mưu xây dựng Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tỉnh đắk Nông; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;  Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị giai đoạn 2011 - 2015…
 
         5. Về cải cách tài chính công.
           Tiếp tục kiện toàn và đẩy mạnh cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính theo quy định tại Nghị định: 130/2005/Nđ-CP ngày 17/10/2005 của Chinh phủ, tính đến nay đã có 28/28 đơn vị các Sở, Ngành, huyện, thị đã thực hiện. Về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số: 43/2006/Nđ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã có 270/316 đơn vị thực hiện.
 
             Việc thực hiện cơ chế khoán làm cho lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp từng bước nhận thức đầy đủ hơn về cơ chế quản lý tài chính mới, thực hiện tốt quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả biên chế, kinh phí quản lý hành chính. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều có nhận thức đúng đắn khi thực hiện quyền tự chủ về biên chế và tài chính, phát huy được dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều đơn vị đã chủ động phát triển hoạt động sự nghiệp, vừa mở rộng các dịch vụ cung ứng cho xã hội vừa tăng thêm nguồn thu cho cán bộ, công chức, viên chức.
 
          6. Hiện đại hoá nền hành chính.
           Ngày 5/10/2011, UBND tỉnh đắk Nông đã Khai trương Cổng Thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ  http://www.daknong.gov.vn. đây là sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập của tỉnh với bạn bè trong nước và thế giới, là cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đọi sống xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
 
           Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện. Hiện nay, có 25/28 đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVC ISO 9001:2008 (các sở: Nội vụ, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Lao động - Thương binh - Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Giáo dục và đào tạo, Tài chính, Văn hóa - Thể thao & du lịch, Thông tin & Truyền thông, Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh đắk Nông, TT xúc tiến đầu tư thương mại & du lịch); UBND các huyện: Cư Jút, đắk R’Lấp, đắk Mil, KRông Nô, đắk Glong, đắk Song, Tuy đức, thị xã Gia Nghĩa.
 
           Ban hành Kế hoạch áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh đắk Nông giai đoạn 2011 - 2013.
 
           Tiếp tục nhân rộng áp dụng phần mềm văn phòng điện tử đến 10 đơn vị (09 đơn vị cấp tỉnh và 01 đơn vị cấp huyện). Việc triển khai áp dụng phần mền eOffice- Văn phòng điện tử góp phần tiết kiệm được chi phí quản lý hành chính, nâng cao khả năng tác nghiệp, điều hành trong các hoạt động hành chính.
 
           Xây dựng mới 03 trang webside cho 03 đơn vị, gồm: Thị xã Gia Nghĩa, Sở Nội  vụ và sở tài nguyên và Môi trường. hiện tại trang webside đã đưa vào hoạt động.
 
         7. đánh giá chung.
             Khó khăn:
            Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát dẫn đến một số hoạt động của Kế hoạch không được triển khai đúng dự định. Do tính đặc thù của các hoạt động CCHC có tính liên kết và kế thừa giữa các hoạt động, đặc biệt là giữa các hoạt động của cùng một kết quả. Do vậy, khi thực hiện chủ trương tạm ngưng một số hoạt động kéo theo hàng loạt các hoạt động không thể triển khai nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cũng như tiến độ giải ngân của toàn bộ Kế hoạch.
 
          Phạm vi cải cách hành chính rộng, phức tạp; nhận thức của một số cán bộ, công chức về cải cách hành chính còn hạn chế; công tác tuyên truyền chưa sâu, một số người dân nhận thức chưa đầy đủ, còn theo nếp cũ.
 Nguồn kinh phí dành cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn hạn hẹp, đầu tư nhọ lẻ, không đồng bộ, chưa đủ ngưỡng để thúc đẩy ứng dụng CNTT trên địa bàn Tỉnh.
 
          Nguồn kinh phí dành cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn hạn hẹp, đầu tư nhọ lẻ, không đồng bộ, chưa đủ ngưỡng để thúc đẩy ứng dụng CNTT trên địa bà Tỉnh.
 
            Nhiều hoạt động CCHC liên đới đến nhiều ngành, nhiều cấp nên mất nhiều thời gian và khó tập trung để thực hiện như: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông; đề án phân cấp tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đắk Nông.
           Nhiều hoạt động chậm triển khai do văn bản thể chế, hướng dẫn của Trung ương chậm ban hành.
 
  Thuận lợi:  
           để đạt được những kết quả nên trên, UBND tỉnh đã ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo; đẩy nhanh việc thực hiện các hoạt động CCHC trên địa bàn nên mang lại những tác động tích cực và hiệu quả hơn: Cụ thể như: Chỉ thị 01/CT-CTUBND, ngày 05/01/2011; công văn 2317/UBND-KHTC, ngày 29/6/2011; Chỉ thị 16/CT-CTUBND, ngày 05/7/2011…Các nội dung, nhiệm vụ CCHC được xác lập, phân công rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị liên quan nên công tác quản lý, theo dõi tiến độ, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả có thuận lợi hơn.
           đội ngũ CBCC thực hiện công tác CCHC của tỉnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp nên việc triển khai thực hiện các hoạt động không gặp nhiều khó khăn như các năm trước.
 
             8. Một số giải pháp trọng  tâm, cơ bản trong thời gian tới:
           Thứ nhất, cần tăng cưọng quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác cải cách hành chính: đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại và hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính của tỉnh
 
           Thứ hai, gắn cải cách hành chính với đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng, đổi mới phương thức, lề lối làm việc của các cấp uọ· đảng và cả hệ thống chính trị. đòi họi các cấp uọ·, tổ chức đảng phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác; thực hiện phân công, phân cấp quản lý đúng thẩm quyền; kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về tư tưởng chính trị, có đạo đức, lối sống tốt, có trình độ và năng lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 
           Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cấp uọ·, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành công tác cải cách hành chính theo hướng ở đâu cải cách hành chính chậm, hiệu quả kém thì ở đó người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước đảng và Nhà nước. Gắn nhiệm vụ cải cách hành chính với nhiệm vụ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện kọ· luật, kọ· cương trong các cơ quan đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
 
           Thứ tư, tăng cưọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách hành chính: Bao gồm kiểm tra, giám sát của đảng; giám sát của Hội đồng nhân dân; thanh tra của Nhà nước; giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận và các hội đoàn thể. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ của nhân dân tham gia giám sát. Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, phán ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và tiêu cực của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
 
           Thứ năm, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để xác định lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính.
 
           Thứ sáu, cần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước./.
 
Lê Trung trường Vũ (tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay5,613
  • Tháng hiện tại56,983
  • Tổng lượt truy cập41,124,786
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây