Cần định chế giám sát

Thứ bảy - 11/08/2012 22:43 1.367 0
Nợ xấu ngân hàng, dù đã qua gần 2 tháng sau công bố của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vẫn đang là thời sự nóng. Các chuyên gia nhận định nợ xấu của toàn hệ thống quý II sẽ không dừng ở tỉ lệ 8,6% (đến 31/3) như công bố.

 

Thậm chí, đã có dự báo nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10%, một con số "đáng báo động và nguy kịch" - theo lời một chuyên gia tài chính.
Sự e ngại về nợ xấu này hoàn toàn có cơ sở. Báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng trong quý II cho thấy nợ xấu tại cả 6 ngân hàng này đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. Ngân hàng càng lớn, nợ xấu càng tăng, lợi nhuận giảm, tăng trưởng tín dụng âm. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nợ xấu tăng lên gần 4%. Nợ có thể mất vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng tăng gần 1.400 tỉ đồng, gấp rưỡi cuối năm 2011. đây cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm (âm 3,1%) sau nửa đầu năm 2012. Trong khi trước đó, ngân hàng này được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm cao nhất: 17% một năm.
Một thống kê khác cũng chỉ ra 62% nợ xấu nằm tại nhóm 14 ngân hàng lớn. Lý giải điều này nhiều chuyên gia tọ ý thông cảm do các ngân hàng quốc doanh phải cho vay theo chỉ định đối với các doanh nghiệp Nhà nước! Điều này cũng tỉ lệ thuận với việc nợ xấu nhóm 5- nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - tăng cao, chủ yếu cũng rơi vào các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các ngân hàng đều có nợ xấu nằm ở các khoản vay của một số các tập đoàn, tổng công ty lớn.
Ai cũng hiểu Ngân hàng Nhà nước dĩ nhiên phải tập trung cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, do ngân hàng cổ phần là định chế sở hữu tư nhân nên họ sẽ sử dụng vốn khá thận trọng. Việc quyết định cho vay phải chặt chẽ để kinh doanh có hiệu quả, nếu không tổng giám đốc ngân hàng cổ phần đó sẽ bị hội đồng quản trị và các cổ đông bãi nhiệm. Trong khi các ngân hàng quốc doanh là doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước là chủ yếu, thiếu định chế trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác, ngoài hoạt động tín dụng tiền tệ thông thưọng còn có loại tín dụng được hình thành trên cơ sở thân quen, tức ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay theo chỉ định, không quan tâm tài sản thế chấp, bên vay có sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả hay không. Và điều không được tiên liệu là thị trường rơi vào tình trạng èo uột, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp không trả được nợ. Hệ quả là ngân hàng "ôm" một đống nợ xấu, trả giá cho sự dễ dãi trong quá trình cho vay.
Gần đây, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã đánh tiếng có thể tự thân giải quyết được nợ xấu; còn các ngân hàng quốc doanh, giải quyết nợ xấu như thế nào đang là vấn đề được tranh luận. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết phải thành lập một công ty mua bán nợ 100.000 tỉ đồng. Vấn đề là cần xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, xây dựng đạo đức kinh doanh đi liền với trách nhiệm bảo quản đồng vốn Nhà nước. Nhanh chóng tạo một thị trường mua bán nợ có tính thanh khoản cao, đơn giản thủ tục giải quyết tài sản thế chấp để ngân hàng và doanh nghiệp không bị chết chìm trên đống tài sản bất động. Việt Nam hiện chưa có thị trường mua bán nợ xấu đúng nghĩa nên rất cần một định chế đặc biệt, một cơ chế giám sát đặc biệt, không để áp lực "lợi ích nhóm"chi phối...
Minh Hà

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    10/08/2012 14:27

    PHẢI Xọ¬ LÝ Nọ¢ XẤU CủA CÁC NGÂN HÀNG Tọª Lọ¢I NHUẬN VÀ NGUọ’N Dọ° PHÃ’NG Không thể có tình trạng khi các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi thì được hưởng toàn bộ, phân phối thu nhập cho các thành viên trong ngân hàng là cao nhất so với các ngành kinh tế khác,đến khi gây ra để lại nợ xấu không tự mình xử lý từ lãi có được trong quá trình kinh doanh hàng năm, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đứng ra thành lập công ty để mua lại nợ xấu đây là điều hết sức vô lý, số nợ theo báo cáo trên 200 ngàn tọ· đồng của các ngân hàng, như vậy nguồn vốn sẽ lấy từ đâu? không thể bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước được.Chúng ta nhận thấy trong những năm qua Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập các ngân hàng thương mại quá dễ dãi, trong cả nước hàng lọat các ngân hàng thương mại mới ra đọi tranh nhau tự quy định lãi suất cho riêng mình, bất chấp các quy định ràng buộc của ngân hàng nhà nước để huy động vốn cho ngân hàng mình, làm cho khách hàng không biết nên giao dịch với ngân hàng nào. Khách hàng thấy ngân hàng kia có huy động lãi suất cao hơn vội vàng rút tiền chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng kia, làm cho thị trường tiền tệ bị rối lọan. đồng thời việc cho vay không đảm bảo thế chấp, không có phương án kinh doanh hiệu quả, lãi suất vay quá cao, doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ. Chính vì vậy đã để lại hệ lụy như ngày hôm nay. để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trước tiên cần phải khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, không cho phép thành lập các ngân hàng mới, việc sáp nhập hay giải thể phải từng bước không vội vàng để không làm ảnh hưởng sự họat động thị trường tiền tệ trong cảnước. Nhà nước cần kiểm tra thống kê có bao nhiêu ngân hàng họat động không hiệu quả ,nợ xấu quá lớn. đề nghị các đơn vị này chủ động liên hệ với các ngân hàng khác làm ăn có hiệu quả, nếu ngân hàng bạn đồng ý thì chủ động xây dựng phương án sáp nhập. Nhà nước cần quy định thời gian cụ thể nếu họ không thực hiện được ,thì thực hiện theo luật phá sản, vì ngân hàng thương mại thực chất cũng là doanh nghiệp . Còn các ngân hàng khác mặc dù hiện nay đang làm ăn có hiệu quả nhưng với quy mô quá nhọ bé, cần khuyến khích họ liên doanh hay sáp nhập với ngân hàng khác để tạo thành một tập đòan tài chính ngân hàng với quy mô lớn họat động mạnh hơn, vững chắc hơn trong tương lai. Các ngân hàng thương mại sau khi tự nguyện sáp nhập, các khoản nợ xấu phải được xử lý từ nguồn lợi nhuận, trừ vào vốn của đơn vị mình và cho phép các NH thương mại sử dụng nguồn dự phòng rủi ro của từng khoản vay và nguồn dự phòng chung 0,75% để xóa nợ xấu. MINH TRÍ

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,930
  • Tổng lượt truy cập41,128,733
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây