Nhiều nơi, cấp xã chưa phân biệt rõ văn bản quy phạm pháp luật của HđND và văn bản hành chính thông thưọng. Điều này dẫn đến, nhiều nghị quyết mang tính chất quyết định một vấn đề cụ thể, liên quan đến một cá nhân, tổ chức cụ thể, không chứa các quy tắc xử sự chung.
Trình tự xem xét, thông qua nghị quyết của HđND cấp xã thưọng làm tắt, không theo quy định tại Điều 33 và 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HđND và UBND. Cụ thể theo quy định, Dự thảo nghị quyết của HđND cấp xã do UBND cùng cấp soạn thảo và trình HđND, nhưng thực tế ở nhiều địa phương, Thưọng trực HđND dựa trên các báo cáo của UBND trình, tự soạn thảo nội dung, sau đó nhân viên đánh máy lại. Một số nơi khác, việc soạn thảo nghị quyết do cán bộ văn phòng UBND đảm trách, trong khi trình độ, năng lực, hiểu biết về kỹ năng soạn thảo văn bản của cán bộ văn phòng còn hạn chế. Nhiều cán bộ văn phòng chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác soạn thảo và kỹ thuật trình bày văn bản; một số chưa biết cách soạn thảo nội dung nghị quyết. Do vậy, nghị quyết của HđND cấp xã không tránh khỏi sai sót. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HđND và UBND, "Căn cứ vào nội dung và tính chất của dự thảo nghị quyết, Chủ tịch UBND tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, phun sóc, tổ dân phố về dự thảo nghị quyết bằng các hình thức thích hợp". Nhưng trên thực tế, nhiều xã UBND chưa làm được việc này. Trong khi đó, HđND xã không có các ban, việc thẩm tra, thẩm định nghị quyết trước khi trình HđND cũng chưa được Thưọng trực HđND quan tâm. Một số kỳ họp HđND, trước khi biểu quyết, dự thảo nghị quyết mới được soạn thảo xong. đại biểu HđND không được nghiên cứu trước, thậm chí không có dự thảo nghị quyết trong tay, nhưng vẫn biểu quyết thông qua (?), HđND không kịp xem lại nội dung dự thảo nghị quyết, Thưọng trực HđND cũng không có thời gian thẩm định nên nghị quyết mắc nhiều sai sót mà không được chỉnh sửa. Khi ký chứng thực, nhiều Chủ tịch HđND không kiểm tra lại nội dung, thể thức văn bản, nên khi ban hành còn nhiều sai sót.
Về mặt thể thức, đa số các nghị quyết đều có khiếm khuyết về kỹ thuật trình bày, như: thiếu ký hiệu, phần cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; trình bày phông chữ không theo quy định, cá biệt có văn bản không có số hiệu… Nhiều nghị quyết diễn đạt lủng củng, chưa đáp ứng yêu cầu của một văn bản hành chính.
Nội dung nghị quyết, nhìn chung không trái với văn bản của cấp trên và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số nghị quyết còn có những quy định chưa phù hợp. Ví dụ, khi trình bày nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh năm 2009, có địa phương lấy phần đánh giá của 6 tháng đầu năm để đánh giá cả năm; có địa phương còn ban hành nghị quyết, có cả quy định về định mức vận động phụ huynh, học sinh đóng góp, như vậy trái luật và Quy chế dân chủ ở cơ sở… Sau mỗi kỳ họp HđND cấp xã, khi nghị quyết (là văn bản quy phạm pháp luật) được gửi lên Phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra và xử lý theo Nghị định 135 của Chính phủ (thực tế có nơi "quên" không gửi nghị quyết cho Phòng Tư pháp), Phòng báo cáo kết quả kiểm tra và gửi về, nhưng nhiều địa phương không quan tâm, đến kỳ họp sau lại copy dự thảo nghị quyết của kỳ họp trước, chỉ chỉnh sửa số liệu, ngày- tháng- năm để ban hành. Có nghị quyết sửa không hết nên sai cả ngày, tháng; số liệu không thống nhất; khi chỉnh sửa lại để ký ban hành lại kiểm tra không kỹ nên văn bản đã gửi đi vẫn còn nhiều thiếu sót.
Nguyên nhân chính dẫn đến những yếu kém trong việc ban hành nghị quyết của HđND cấp xã là do chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có quy định cụ thể về chức năng tham mưu của Văn phòng cho HđND cấp huyện, cấp tỉnh, nhưng hiện chưa có quy định về chức năng tham mưu của Văn phòng cho HđND cấp xã. Vì vậy, hầu hết công việc của HđND cấp xã thưọng do Phó chủ tịch HđND đảm trách (Chủ tịch HđND kiêm nhiệm). Điều này ảnh hưởng không nhọ đến hoạt động của cơ quan dân cử cấp cơ sở.
để khắc phục những yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng nghị quyết HđND cấp xã, phải thưọng xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ văn phòng cho đội ngũ cán bộ văn phòng UBND các xã, phưọng, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức về ban hành văn bản QPPL, kỹ năng soạn thảo văn bản cho lãnh đạo và cán bộ văn phòng, kỹ năng áp dụng công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn, soạn thảo văn bản hành chính… Chính phủ cũng cần quy định cụ thể chức năng tham mưu, đồng thời tăng thêm biên chế cho UBND cấp xã, đặc biệt cần tổ chức thi tuyển công chức làm công tác văn phòng - thống kê, ưu tiên những người có trình độ chuyên ngành; tăng phụ cấp cho cán bộ cơ sở ngoài biên chế, nâng lương cho công chức hành chính để có thể sống đủ bằng lương.
Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò của HđND, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hoạt động cho Thưọng trực, đại biểu HđND xã, phưọng, thị trấn. Mặt khác, HđND xã, thị trấn không có các ban nên trước khi trình HđND, các dự thảo nghị quyết cần phải được thông qua thưọng trực đảng ủy, Thưọng trực HđND và UBND để thống nhất các chỉ tiêu, biện pháp, thẩm định về thể thức văn bản. Ban Pháp chế HđND các cấp cần tăng cưọng giám sát công tác soạn thảo, ban hành các văn bản trên địa bàn. Quá trình giám sát chính là điều kiện tập huấn trực tiếp cho cán bộ văn phòng và lãnh đạo địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HđND, đặc biệt nghị quyết HđND ban hành ngày càng hoàn thiện hơn.
Nguồn tin: nguoidaibieu.com.vn