Kọ¸ Nđ‚NG XEM XÉT CÃC Vđ‚N BẢN QUY PHẠM PHÃP LUẬT CủA UBND CẤP XÃ TRONG TRƯọœNG Họ¢P CÓ DẤU HIọ†UTRÃI VỊI HIẾN PHÃP, LUẬT, CÃC Vđ‚N BẢN QUY PHẠM PHÃP LUẬT CủA CÆ QUAN NHÀ NƯỊC CẤP TRÊN
Mọ¤C đÃCH, YÊU CẦU XEM XÉT Vđ‚N BẢN
Ban Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bọ hoặc bãi bọ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị UBND, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của UBND, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Việc xem xét văn bản do Ban Hội đồng nhân dân cấp xã(sau đây gọi tắt là Ban) thực hiện phải tiến hành thưọng xuyên, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND và Ban. Việc xem xét văn bản không được gây khó khăn cho hoạt động bình thưọng của UBND, người có thẩm quyền ban hành văn bản có văn bản được kiểm tra.
Người tham gia xem xét văn bản của UBND phải nắm vững những quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra trên cơ sở đó phát hiện những văn bản trái với Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên để có những kiến nghị xử lý phù hợp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã.
Kọ¸ Nđ‚NG XEM XÉT Vđ‚N BẢN
1 .Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã:
Là văn bản do UBND cấp xã ban hành theo trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi cấp xã, được bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã bao gồm 2 loại:
Quyết định của UBND xã,
Chỉ thị của UBND xã.
Các Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch UBND xã nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân không được xem là văn bản Quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch UBND xã trong việc khen thưởng thành tích của công chức cấp xã không là văn bản để Ban xem xét.
2. Các loại văn bản xem xét:
Ngoài việc xem xét các Quyết định và Chỉ thị của UBND xã, các văn bản không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật (như công văn, thông báo, kế hoạch, chương trình) đều phải được xem xét, xử lý.
3. Trình tự xem xét văn bản:
Quá trình xem xét văn bản của UBND, Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã phải xác định được cơ sở pháp lý để tiến hành xem xét; xem xét cả về hình thức và nội dung của văn bản.
a.Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản: Là những văn bản có hiệu lực cao hơn tại thời điểm xem xét văn bản của UBND cấp xã. Quyết định, Chỉ thị, các văn bản có chứa quy phạm pháp luật của UBND cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn để xem xét.
Ví dụ: Xem xét Chỉ thị của UBND xã về việc phòng chống dịch cúm gia cầm; sau khi tham khảo các văn bản quy định có liên quan của tỉnh và huyện nhận thấy Chỉ thị của UBND huyện và Chỉ thị của UBND tỉnh khác nhau thì Ban phải áp dụng Chỉ thị của UBND tỉnh để xem xét.
b. Xem xét về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản:
Văn bản phải được trình bày đúng thể thức và kỹ thuật trình bày bao gồm: Tiêu đề(tiêu ngữ, Quốc hiệu); tên cơ quan ban hành; số và ký hiệu(ghi năm ban hành ở giữa số và ký hiệu); địa danh, ngày, tháng, năm ban hành; tên loại văn bản, trích yếu; nội dung; viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt và văn phong pháp luật, nơi nhận, chữ ký, đóng dấu và cách trình bày.
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản phải tuân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06.5.2005 của Bộ nội vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
c, Xem xét về nội dung văn bản:
Xem xét về nội dung văn bản là đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản. Văn bản hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau:
được ban hành đúng căn cứ pháp lý:
+ Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành
+ Những căn cứ pháp lý đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản.
+ UBND cấp xã có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
+ đề nghị ban hành văn bản là hợp pháp.
- được ban hành đúng thẩm quyền: Bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
+ Thẩm quyền về hình thức: UBND cấp xã chỉ được ban hành Văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng Quyết định và Chỉ thị.
+ Thẩm quyền về nội dung: Văn bản chỉ điều chỉnh những vấn đề trong phạm vi cấp xã ban hành văn bản. Thẩm quyền này được xác định cụ thể trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, phần quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã.
- Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành và công bố văn bản.
d. Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa Quy phạm pháp luật của UBND xã:
- Ban Hội đồng nhân dân xã thông báo cho UBND xã về kế hoạch, nội dung kiểm tra.
- đại diện UBND xã trình bày ý kiến đối với nội dung văn bản được xem xét; giải trình về nội dung, hình thức văn bản theo yêu cầu của Ban Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Trưởng Ban trình bày ý kiến.
- Các thành phần dự họp xem xét văn bản phát biểu ý kiến.
- Ban thảo luận và kết luận.
4. Xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật
Qua quá trình xem xét văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật của UBND xã, nếu nhận thấy văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Ban Hội đồng nhân dân xã xử lý như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã có dấu hiệu trái pháp luật phải được Ban Hội đồng nhân dân xã báo cáo ngay cho Thưọng trực Hội đồng nhân dân xã biết đồng thời kiến nghị với Thưọng trực Hội đồng nhân dân xã về hướng xử lý văn bản. Trên cơ sở kiến nghị của Ban Hội đồng nhân dân, Thưọng trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu UBND xã đình chỉ thi hành văn bản đồng thời bãi bọ, hủy bọ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bọ, bãi bọ hoặc đình chỉ văn bản quy phạm pháp luật của UBND thực hiện theo quy định tại điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
đối với những văn bản không được ban hành dưới hình thức văn bản Quy phạm pháp luật của UBND nhưng có chứa quy phạm pháp luật(công văn, Thông báo, kế hoạch, chương trình) cũng cần được xem xét và kiến nghị xử lý như văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện thấy có dấu hiệu trái pháp luật.
Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình trước Thưọng trực Hội đồng nhân dân xã.