Phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư cho cấp huyện: Phát huy hiệu quả, nhưng còn bộc lộ hạn chế
Administrator
2011-11-02T22:59:09-04:00
2011-11-02T22:59:09-04:00
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/Tin-tuc/Phan-cap-quan-ly-va-phan-bo-von-dau-tu-cho-cap-huyen-Phat-huy-hieu-qua-nhung-con-boc-lo-han-che-306.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Ngày 24-12-2007, HđND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20/2007/NQ-HđND về việc thông qua đề án "Phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho ngân sách cấp huyện". đây được xem là cơ sở để tăng cưọng hiệu quả, phần nào xóa bọ cơ chế "xin cho" và nâng cao tính minh bạch trong quản lý, phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước.
Thực hiện đề án trên, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã phân cấp 438,8 tọ· đồng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho cấp huyện, thị xã; trong đó, năm 2008 là 90 tọ· đồng, năm 2009 là 173 tọ· đồng, năm 2010 là 93 tọ· đồng và năm 2011 là 82,8 tọ· đồng. Nhìn chung, việc thực hiện đề án phân cấp quản lý và phân bổ vốn đã tạo chủ động cho các địa phương trong việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển sát hơn, theo yêu cầu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của mình. Việc lồng ghép, kết hợp các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước cũng đã có sự chuyển biến rõ nét. Ngoài ra, phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực đầu tư còn phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương ngay từ khâu ban hành chủ trương đầu tư đến các bước quyết định đầu tư và bố trí kế hoạch vốn, thanh quyết toán, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, tạo sự chủ động cho cán bộ địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện. Từ đây, khả năng "hấp thụ" nguồn vốn đầu tư từ nguồn phân cấp hàng năm luôn đạt tọ· lệ khá cao, khoảng 90 đến 95% tổng vốn phân cấp. Tình trạng cuối năm tài chính bị trả hoặc điều chuyển vốn do không có khối lượng đã được hạn chế.
Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và đầu tư thì qua hơn 4 năm thực hiện đề án phân cấp, bằng sự sáng tạo, linh hoạt, nhiều địa phương đang từng bước phát huy hiệu quả của đồng vốn, tạo được tác động tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì việc sử dụng nguồn vốn phân cấp của các huyện, thị xã còn bộc lộ những hạn chế nhất định. đơn cử như nhiều huyện thực hiện việc phân bổ kế hoạch vốn phân cấp cho những công trình không đúng theo lĩnh vực, mục tiêu, chương trình nguồn vốn được giao hoặc giao kế hoạch vốn cho những công trình khi chưa có đủ thủ tục đầu tư. Phổ biến nhất là tình trạng nhiều địa phương phân bổ vốn còn dàn trải, chưa ưu tiên cho những công trình, hạng mục công trình thanh toán nợ, đầu tư chuyển tiếp mà lại đầu tư cho các công trình nhọ lẻ, thiếu tập trung. Vì thế, một số công trình có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, an sinh xã hội của địa phương không được đầu tư hoặc đầu tư nhọ giọt, làm giảm hiệu quả đầu tư của nguồn vốn phân cấp. Quy định của đề án cũng nêu rõ là các địa phương phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn phân cấp để bố trí dứt điểm các dự án thanh toán nợ, chuyển tiếp do cấp tỉnh phân bổ trước đây. Thế nhưng, nhiều địa phương lại không thực hiện đúng, mà sử dụng nguồn vốn phân cấp để khởi công mới rồi đề nghị tỉnh bố trí ngân sách, trả nợ, gây nợ đọng, công trình chậm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Theo giải thích của lãnh đạo một số huyện thì do nhu cầu đầu tư của địa phương hiện rất lớn nên không thể ưu tiên nguồn vốn tập trung cho một số công trình, hạng mục công trình trọng điểm mà phải bố trí dàn trải theo dạng chia phần.
để tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn vốn phân cấp theo tinh thần đề án, ngày 9-8-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/2011/Qđ-UBND, quy định rõ về nguồn vốn, lĩnh vực phân cấp và điểm số phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý giai đoạn 2012-2015. đây được xem là cơ sở quan trọng để nâng cao hơn nữa công tác giám sát, đôn đốc của các sở, ngành chức năng đối với các địa phương trong việc quản lý, thực hiện nguồn vốn phân cấp theo hướng hoàn thiện, chặt chẽ, ổn định và có hệ thống.