đ‚n mặn - yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch

Thứ tư - 02/11/2011 22:27 1.414 0
Có rất nhiều yếu tố nguy có gây nên bệnh tăng huyết áp như: hút thuốc lá, thuốc lào; đái tháo đường; rối loạn lipid máu; thừa cân, béo phì; uống nhiều rượu, bia; ít vận động thể lực; có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức); tuổi cao; tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp. Trong đó, ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ cao của tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ rất nguy hiểm. Bởi với 1 chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như :đột quọµ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

          Thế nào được gọi là ăn mặn?
          Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn.
          Trong một khảo sát gần đây đã cho biết, người Việt Nam chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá nhiều muối. Lượng  muối trung bình mỗi  người tiêu thụ từ 18-22g mỗi ngày, trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Như vậy lượng muối ăn đã nhiều gấp 3-4 lần so với khuyến cáo. đây cũng là một trong các yếu tố gây tăng tọ· lệ người bị tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch ở nước ta.
          Việc sử dụng quá nhiều muối dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khọe như: Giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ; gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn; tăng co thawnts, kích thích cơn suyễn; liên quan đến ung thư dạ dày; tăng thải Ca++ qua thận, tăng nguy cơ loãng xương…
          Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều muối (natri clorua) thì tần suất mắc bệnh tăng huyết áp tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng  biển có tọ· lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trong để điều trị cũng như phòng bệnh tăng huyết áp.
          Nhằm góp phần hạn chế nguy cơ tăng huyết áp do ăn mặn, các chuyên gia của viện dinh dưỡng Quốc gia đã gợi ý:
          + Một chế độ ăn tăng cưọng thêm nhiều loại gia vị khác nhau để tạo cảm giác bớt nhạt nhẽo như cho thêm vị chua, cay, ngọt….
          + Riêng mùa hè, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn mùa đông, vì vậy mỗi người cũng cần ăn tăng thêm một chút muối để bổ sung lượng muối bị mất qua mồ hôi.
          + Giảm lượng muối tiêu thụ < 6g/ngày, bằng cách: hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp… chú ý  với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao.
          + Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà … trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình: giảm một số thói quen của người Á đông như: chấm muối, chấm nwocs mắm… khi không thật sự cần; bớt dùng bột ngọt…
          + Giảm các yếu tố bát lợi trong thực pahamr: rượu, bia, cafein, chất béo bão hào…
          + Tăng cưọng các yếu tố bảo vệ: tực phẩm giàu K,Mg, Ca, các chất chống oxy hóa, chất xơ… và những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như: rau cải, cà chua, bầu bí, khóm, mía, cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen...( 500-600g rau trái, 30-40g đậu đỗ/ngày).

Nguồn tin: St

 Tags: tăng huyết
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay4,722
  • Tháng hiện tại52,220
  • Tổng lượt truy cập41,232,821
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây