Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty: Không nương nhẹ, chần chừ

Thứ tư - 25/07/2012 07:35 1.349 0
Cần phân định rõ doanh nghiệp Nhà nước nào chỉ tập trung vào mục đích hoạt động công ích, doanh nghiệp Nhà nước nào hoạt động để sinh lời, tránh nhập nhằng mục tiêu sẽ gây nhập nhằng trách nhiệm

 

để thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ đề ra 6 nhóm giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu tập đoàn, tổng công ty (Tđ-TCT) phải thoái vốn, chấm dứt đầu tư đa ngành từ năm 2015. Các bộ ngành, địa phương, Tđ-TCT phải khẩn trương hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới DNNN đến năm 2015.
Tránh biến tướng, tiêu cực
Theo đề án, các lĩnh vực ngân hàng (NH), tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, Tđ-TCT sẽ bán phần vốn của công ty mẹ cho tổ chức cá nhân khác, không bán chuyển giao lại cho đơn vị thành viên; chuyển giao vốn, chuyển nhượng vốn về những Tđ-TCT có ngành nghề kinh doanh phù hợp…
TS Cao Sĩ Kiêm nhận xét ở lĩnh vực NH, quá trình thoái vốn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng phải làm để lành mạnh hóa cho cả DN và NH. "Nếu tiếp tục đầu tư ngoài ngành vào NH, khi DNNN thua lỗ sẽ gây suy giảm cho NH, thậm chí nếu DN phá sản, nguy cơ mất an toàn NH là rất lớn. Có thể gặp khó nhưng không vì vậy mà nương nhẹ, chần chừ sẽ nguy hiểm cho cả nền kinh tế" - TS Cao Sĩ Kiêm nhấn mạnh.
Theo TS Vũ đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, việc chấp nhận thoái vốn của Tđ-TCT hiện nay do quá trình hoạt động để thua lỗ tràn lan, chứ không hẳn vì yêu cầu của cơ quan quản lý. "Vì vậy, phải có lộ trình cụ thể, tránh tình trạng DNNN phủi tay, thua lỗ triền miên rồi thoái vốn để lại "cục nợ" cho người khác gánh" - TS Vũ đình Ánh khuyến cáo.
TS Lê đăng Doanh cho rằng cùng một lúc, các Tđ-TCT ồ ạt rút vốn khọi ngành NH, chứng khoán, bất động sản… sẽ khiến cung vượt quá cầu. Chưa kể, có thể xuất hiện lợi ích nhóm như từng xảy ra trong quá trình cổ phần hóa trước đây. Vì vậy, Nhà nước cần giám sát công khai minh bạch để tránh những biến tướng. "Những tổ chức, cá nhân nào làm thất thoát, sai lệch tài sản của Nhà nước, bán cổ phần với giá thấp… để trục lợi cần phải bị xử lý nghiêm. Không để lợi ích nhóm ảnh hưởng đến lợi ích đất nước, không vì ưu tiên cho đơn vị nào mà chần chừ" - TS Bùi Kiến Thành đề xuất.
Không can thiệp quá sâu vào công ty con
TS Vũ đình Ánh cho rằng một trong những điểm mấu chốt của quá trình tái cơ cấu DNNN là phải phân định rõ ràng DNNN hoạt động theo mục tiêu nào: hoạt động công ích, phi lợi nhuận hay để sinh lời? đã có không ít DNNN hoạt động để sinh lời nhưng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, doanh thu luôn thấp hơn mặt bằng các DN tư nhân. Còn nếu DNNN vì mục tiêu phục vụ công ích, xã hội không nên quá đặt nặng chuyện doanh thu, lợi nhuận mà chỉ cần bảo toàn vốn hoặc chấp nhận mất vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, nhiều DNNN đang nhập nhằng giữa công ích và lợi nhuận nên trách nhiệm cũng lẫn lộn. "DN làm ăn thua lỗ viện cớ do phải phục vụ xã hội nên bổng lộc, lương vẫn cần nhận đủ, trách nhiệm không gánh. Vì vậy, Nhà nước nên rạch ròi giữa các nhóm, nếu đã là DN tìm kiếm lợi nhuận nên chuyển phần vốn cho các thành phần kinh tế khác" - TS Ánh đề xuất.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng việc thoái vốn là tất yếu bởi DNNN nên tập trung vào ngành kinh doanh then chốt, nòng cốt. Nhưng lộ trình thực hiện phải chặt chẽ để tránh nảy sinh xung đột lợi ích. Chẳng hạn, Tđ-TCT đầu tư ngoài ngành dưới dạng góp vốn, liên kết, liên doanh… nay rút vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,  DNNN có thể viện cớ này mà không rút vốn ngay.
Chưa kể, thị trường tài chính, chứng khoán thời điểm này không thuận lợi cho việc bán, chuyển nhượng cổ phần lớn. TS Đinh Thế Hiển cho rằng quá trình thoái vốn nên giao quyền chủ động cho các công ty mẹ, các công ty cổ phần để họ tự tìm đối tác bán từng phần vốn. DNNN không nên sốt ruột phải bán cổ phần ngay để thoái vốn mà trước mắt, đừng can thiệp quá sâu vào các công ty con.
"Bởi công ty mẹ can thiệp sâu vào công ty con sẽ nảy sinh việc chuyển giao hợp đồng giá thấp, chuyển lỗ… Khi cắt được mối quan hệ này, sẽ hạn chế tình trạng thua lỗ của DNNN như thời gian qua. Chúng ta cũng không nên lo ngại DNNN sẽ bán cổ phần giá rẻ bởi cơ chế mua bán trên thị trường tài chính hiện khá công khai, minh bạch theo luật" - TS Hiển phân tích.
Giám sát phải thực chất, hiệu quả
Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính cử kiểm soát viên tại Tđ-TCT Nhà nước để theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các DN trong quá trình tái cơ cấu. Trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ đề án thành lập tổng cục giám sát phần vốn Nhà nước với nhiệm vụ giám sát, kịp thời phát hiện những bất cập, sai sót của các DNNN để phòng chống bằng cách cử cán bộ của bộ, hưởng lương bộ đến làm việc tại DN. TS Vũ đình Ánh cho rằng bài toán này nếu không có cơ chế đặc biệt để việc giám sát đạt hiệu quả sẽ là "bình mới rượu cũ". Hiện không ít người đại diện phần vốn Nhà nước tại các Tđ-TCT nhưng không có thực quyền, không tham gia quyết định quan trọng của DN.
 
THÁI PHƯÆ NG

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    24/07/2012 20:17

    CẦN CÓ NHÀ QUẢN LÝ KINH DOANH GIọŽI đọ‚ LÃNH đáº O CÁC TẬP đOÀN DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC TRONG THọ°C HIọ†N đọ€ ÁN TÁI CÆ  CẤU DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan, doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử, những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới, trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn  có hiệu quả nên tiếp tục duy trì, từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn, việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, Tổng giám đốc. Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể, để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước như thời gian vừa qua, như trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HđTV Vinalines không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng sau đó lại được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT tiếp tục đề bạt cất nhắc và có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước có còn tồn tại nữa hay không? vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi. Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh, đây là yếu tố quyết định, do vậy Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh, làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan, doanh nghiệp, hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất. đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị, để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi, cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,392
  • Tổng lượt truy cập41,128,195
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây