Thắt chặt tiền tệ quá mức là bóp nghẹt nền kinh tế?

Thứ bảy - 04/02/2012 00:42 1.398 0
để vừa kiềm chế được lạm phát, vừa giữ được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mức cao là vấn đề hết sức khó khăn, đòi họi phải cân nhắc thận trọng đến cách thức thực hiện. Việc kiềm chế lạm phát không nên tiếp tục theo cách cố thắt chặt tiền tệ hết mức có thể. Vì việc đó chẳng khác nào "bóp nghẹt" nền kinh tế.
Khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, nhưng TS. Bùi đức Thụ, ủy viên Thưọng trực ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng với cách thắt chặt tiền tệ hiện nay sẽ dẫn đến sự ngột ngạt cho cả nền kinh tế.
 
Ông Bùi đức Thụ cho biết, trong các năm 2009 - 2010, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, riêng dư nợ tín dụng tăng trên 30%/năm, trong khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 chỉ tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,89%. Tình hình này đã tác động đến các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt đã đẩy lạm phát năm 2011 lên trên 18% so với cuối năm 2010.
 

 
Nếu không thực hiện các biện pháp mạnh như thắt chặt tài khóa (giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách nhà nước...) và thắt chặt tiền tệ (giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng dư nợ tín dụng) thì lạm phát ở nước ta sẽ ở mức cao hơn nhiều.
 
Năm 2011, sự giảm mạnh tốc độ tăng trưởng tiền tệ này đã khiến sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là vào cuối quý 3 và đầu quý 4. Việc thắt chặt tiền tệ không chỉ làm cho quy mô tín dụng giảm, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, mà còn phải chịu mức lãi suất cao, thậm chí có thời điểm lên trên 20%/năm.
 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh, tăng GDP năm 2011 khoảng 5,89% so với tốc độ tăng trưởng 6,78% của năm 2010.
 
Quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, cũng như những giải pháp như Nghị quyết 11/NQ-CP là hoàn toàn đúng đắn. Ông Thụ cho rằng để việc quyết tâm này có hiệu quả hơn trong năm 2012, không tái diễn tình trạng ngột ngạt của cả nền kinh tế như trong năm 2011, thì Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, rà soát, hoàn thiện các giải pháp này một cách căn cơ, khắc phục tận gốc nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao.
 
Ngoài các giải pháp tác động vào sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn; các giải pháp điều tiết thị trường, bảo đảm thông suốt... thì cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
 
Trong điều kiện mức cung tín dụng tăng chậm, lãi suất vẫn cao do cầu về tín dụng và lạm phát vẫn ở mức cao thì vấn đề quan trọng là phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, cơ cấu lại tín dụng. Việc kiềm chế lạm phát không nên tiếp tục theo cách cố thắt chặt tiền tệ hết mức có thể, mà thay vào đó cần có những giải pháp quyết liệt hơn để kiểm soát tình trạng tài chính, chủ động sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp, tái cơ cấu tín dụng và các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
 
đó là cách tốt nhất để đảm bảo nguồn vốn vẫn được tiếp tục rót ra phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà không làm ảnh hưởng đến lạm phát. Việc cố thắt chặt bằng mọi giá để kiềm chế lạm phát thì cũng có khác nào "bóp nghẹt" nền kinh tế?
 
Ông Thụ cũng nhắc tới nhiệm vụ quan trọng, bức xúc đang được đặt lên không kém gì so với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, đó là tái cơ cấu nền kinh tế để đảm bảo tăng tính hiệu quả, tính linh hoạt, sức cạnh tranh của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn, tránh tình trạng năm nào cũng thưọng trực nỗi lo lạm phát.
 
Ông chia sẻ trong tái cấu trúc nền kinh tế, nội dung đáng băn khoăn nhất là tái cơ cấu đối với đầu tư công. Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta rất lớn nhằm tháo gỡ những "nút thắt" trong nền kinh tế.
 
Chỉ tính riêng nhu cầu vốn để hoàn thành các dự án, công trình đã khởi công là rất lớn mà khả năng cân đối của Nhà nước chỉ đáp ứng được một phần. Việc chuyển đổi các hình thức đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước của các thành phần kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là cần thiết, là một chủ trương đúng.
 
Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không phải dễ. Cần phải tạo lập cơ chế, chính sách thực sự hấp dẫn mới thu hút được các nguồn lực ngoài Nhà nước, nhất là trong điều kiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, chu chuyển chậm, hiệu quả thấp, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nếu không làm được điều đó thì việc cắt giảm đầu tư công chỉ làm tăng các dự án, công trình dang dở, làm giảm hiệu quả đầu tư công mà vốn nó đã thấp, làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tác động xấu đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
 
PV (tổng hợp)
NÊN THẮT CHẶT TIọ€N Tọ† VÀ GIẢM CHI TIÊU CÔNG NHƯ THẾ NÀO ? Tôi đồng tình quan điểm nếu thắt chặt tiền tệ quá mức là bóp nghẹt nền kinh tế , chúng ta biết nền kinh tế có phát triển hay không chính là sự làm ăn có hiệu quả của các tập đoàn của các doanh nghiệp kể cả nhà nước và tư nhân , trong thời gian vừa qua có nhiều tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lỗ hàng ngàn tọ· đồng đến nay cũng chưa khắc phục được , còn các doanh nghiệp tư nhân thì với lãi suất vay quá cao nên kinh doanh không hiệu quả , có nhiều đơn vị lỗ phải phá sản. Trước tình hình đó nếu cứ thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ dẫn đến bóp nghẹt nền kinh tế, đương nhiên trong tình hình hiện nay ta phải thắt chặt để chống lạm phát, nhưng quan điểm cần thiết thắt chặt cái gì và nên mở cái gì để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục ổn định phát triển .Trước tiên chúng ta phải tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp , hiện nay mức lãi suất vay ngân hàng quá cao, các doanh nghiệp không tài nào vay kinh doanh có lãi được . đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, từ trước đến nay nhà nước quy định khung lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm, còn việc cho các doanh nghiệp vay theo thọa thuận với ngân hàng.Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi nhà nước quy định khung lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay , không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức tọ· lệ % nào thấy có lãi và bù đắp chi phí .Nếu thực hiện được như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ có lãi và doanh nghiệp cũng có lãi.Ngân hàng nhà nước kiểm tra nếu ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này.đây cũng là giải pháp chính sách của nhà nước trong việc điều tíêt hài hòa giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp.Trong quá trình cho vay các ngân hàng cần phải chặc chẽ, nếu doanh nghiệp nào có phương án kinh doanh có hiệu quả thì được vay , còn không thì kiên quyết không cho vay. Bên cạnh đó nhà nước phải giảm chi tiêu công , cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì, trước tiên phải kiên quyết không nên mua sắm những tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết như xe ô tô trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Tập trung nguồn kinh phí đầu tư dứt điểm các công trình đang dỡ dang như các công trình bệnh viện , trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, nếu không tiếp tục đầu tư công trình sẽ bị xuống cấp sẽ mau hư họng lãng phí .Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trong lãnh vực giao thông , thủy lợi , nhất là các tuyến đường quốc lộ , sớm nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 14, quốc lộ 51 …nhằm hạn chế các vụ tai nạn thưọng xuyên xảy ra trên các tuyến đường này .Nhà nước giao cho chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân các cấp chủ động chịu trách nhiệm trước cấp trên trong việc quyết định đầu tư, chi tiêu ở cấp mình, kể cả các chương trình mục tiêu quốc gia nguồn vốn đã giao về cho địa phương. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay5,826
  • Tháng hiện tại57,196
  • Tổng lượt truy cập41,124,999
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây