Theo lời ông Trần đình Ca, nguyên là Chủ tịch UBND xã đầu tiên ngay khi thành lập xã thì, buổi đầu về cơ sở hạ tầng của địa phương rất sơ sài, trụ sở làm việc của cán bộ uọ· ban, các ban ngành xã vách ván gỗ, mái lợp tôn, nhưng chỉ vài năm sau trường Tiểu học, THCS đã được xây dựng khang trang đón nhận khoảng 800 học sinh được chuyển từ xã cũ (xã Nam Dong) vào học. Giáo viên hồi ấy rất khan hiếm, trường tiểu học có 14 lớp nhưng chỉ có 8 giáo viên thay nhau giảng dạy, trường THCS cũng thiếu nhiều giáo viên song đành chia nhau ‘’gánh vác’’ để dạy đủ các môn.
trường Nguyễn Công Trứ ngày khai giảng
Thế nhưng, ngay sau khi cuộc sống cũng như cách ăn ở của nhân dân đi vào ổn định, được sự quan tâm của Huyện uọ·, UBND huyện, chính quyền đã dốc sức đầu tư cho ngành giáo dục địa phương. Cho đến năm 1997, các trường học ở Đăk Drông đã có cơ sở vật chất khá khang trang, số học sinh tăng lên đến con số chóng mặt do dân di cư tự do ở các tỉnh biên giới phía bắc và 30 tỉnh thành khác tìm đến lập nghiệp, vì lẽ đó mà đến năm 2005 xã phải thành lập thêm 2 trường Tiểu học và 01 trường THCS.
đầu năm học 2011-2012, người viết bài này có dịp tham dự buổi lễ khai giảng tại trường THCS Nguyễn Công Trứ, xã Đăk Drông. Nhìn về mặt khách quan mà đánh giá thì, tuy trường mới
thành lập được 5 năm nay nhưng nằm trên khoảnh đất có diện tích
khoảng 5.000 mét vuông trường có cơ sở hạ tầng và cảnh quan khá đẹp. Ngay cổng vào là dãy nhà làm việc của Hội đồng nhà trường, cách khoảng 30 mét bên tay phải là dãy lớp học có 6 phòng nhưng xây 2 lầu. Xung quanh trường được xây hàng rào chắc chắn, khuôn viên trường có nhiều cây xanh trồng khá quy củ mang vẻ mỹ quan. đồng chí Hoàng Văn đồng, Hiệu trưởng của trường, cho biết: Do kinh phí ở trên eo hẹp mà trường Nguyễn Công Trứ chưa thể xây thêm lớp học để ‘’dãn’’ học sinh ra, nên hiện tại toàn trường có hơn 500 học sinh song chỉ có 12 lớp, 6 lớp học buổi sáng, 6 lớp học buổi chiều, có lớp tới hơn 50 em… Mong muốn của bản thân đồng chí hiệu trưởng cũng như cán bộ công nhân viên của trường là có thêm khoảng 4-5 phòng học nữa để sĩ số của các lớp giảm đi sẽ nâng cao chất lượng học của các em hơn.
Qua tìm hiểu từ giáo viên của trường, được biết, thầy và trò trường THCS Nguyễn Công Trứ luôn phấn đấu đạt những thành tích cao trong việc dạy và học. đặc biêt công tác tự bồi dưỡng của giáo viên trong trường cũng được chú trọng, hàng năm cán bộ, giáo viên của trường thưọng xuyên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng do Sở, Phòng Giáo dục tổ chức, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học; điển hình là từ ngày thành lập tới nay năm nào trường cũng đạt chất lượng thi giáo viên giọi các cấp. Với học sinh, do đặc thù của địa phương có số đông là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ngay từ khi các em từ lớp 5 chuyển lên, nhà trường đã chú trọng bồi dưỡng cho các em về mọi mặt kể cả việc phát âm chuẩn tiếng Việt, chữ viết, bồi dưỡng kiến thức trước khi vào học chính thức; hơn nữa là trường luôn quan tâm đến đọi sống tinh thần cho các em, tìm hiểu rõ hoàn cảnh của từng em để kết hợp với gia đình có những biện pháp giúp đỡ các em trong học tập cũng như trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Tôi có ý muốn xin một số thành tích giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học sinh của trường, nhưng ông Hoàng Văn đồng ‘’khất’’:
-Thực ra trường Nguyễn Công Trứ thuộc diện ‘’sinh sau, đẻ muộn’’ nên… để qua năm học này nhà trường cố gắng phấn đấu có thành tích cao hơn, lúc đó sẽ ‘’cho’’ anh sau vậy.
Tạm biệt trường THCS Nguyễn Công Trứ tôi mang theo một hy vọng rằng nếu cứ cái đà này trường sẽ phấn đấu đạt chuẩn quốc gia không lâu nếu được ngành giáo dục huyện Cư Jút và các cấp chính quyền đầu tư thoả đáng, vì hầu hết cán bộ, giáo viên nhà trường đều còn khá trẻ.
Bài và ảnh: HOÀNG NINH