Tín hiệu thành công trong việc giảm lạm phát, ổn định tiền tệ có thực không ?

Thứ hai - 25/06/2012 15:58 1.284 0
Gần đây những nhận định cho rằng NHNN đã rất thành công trong việc giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cho tới nay, 3 quyết định cắt giảm lãi suất đều nhận được những phản hồi tốt từ thị trường.Nhưng nhận định này có thực chất hay không? vẫn còn nhiều dấu họi?
Vì cắt giảm lãi suất mạnh là đương nhiên vì trong thời gian dài vừa qua lãi suất cho vay đã quá cao.100% các doanh nghiệp sẽ không còn sức chịu đựng được áp lực lãi suất như vậy. Hiện nay vấn đề lãi suất dài hạn và các khoản nợ cũ vẫn còn rất cao ? Mong rằng sự điều chỉnh tiếp theo của NHNN là kéo lãi vay dài hạn xuống dưới 14% năm theo như dự tính.

 

 
Một nhận định của ngài Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên Standard C-hartered (Việt Nam) đã nhận định như vậy và nêu rõ:" Chúng ta chưa nhìn thấy tiền đồng bị mất giá hay những vấn đề kinh tế tương tự. Do đó, trên thực tế, NHNN đang điều hành rất tốt các chính sách của mình".đây cũng là nhận định tham khảo vì mặt tích cực là hiện tại thị trường tài chính việt Nam đang "giảm phát " ? Có thể nói rằng chính sách tài khóa chỉ để đồng tiền có mất giá hay không là chưa đủ vì hiện tại chỉ số giá tiêu dùng đang giảm không phải vì đồng tiền  không mất giá mà là người tiêu dùng không có tiền để mua và hơn nữa do DN phá sản, hàng hóa tồn kho và ế .... Vì vậy các chuyên gia nhận định cần phải có chính sách khai thông cho các DN về tài chính để thúc đẩy sản suất  và giải quyết hàng tồn kho thì mới cứu các DN bên bọ phá sản.

Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH Standard C-hartered (Việt Nam) cho rằng: vấn đề mấu chốt ở đây là các chính sách tiền tệ cần phải tập trung vào việc bình ổn giá cả, ổn định tiền tệ và giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế. Chính phủ nên hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng vào đầu tư hơn là vào tiêu dùng. Trên thực tế, đây cũng là lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là sẽ hướng tới.

Chỉ số lạm phát hàng năm của Việt Nam đã hạ xuống mức 8.3%, thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2010 và tình trạng lạm phát tại Việt Nam được dự đoán sẽ ở trạng thái được chế ngự trong những tháng tới.

Tính chung trong cả tháng 5/ 2012, CPI chỉ tăng nhẹ 0,18%. So với thời điểm cuối năm 2011, lạm phát toàn nền kinh tế là 2,78%, trong khi so với cùng kỳ 2011, chỉ số giá đã tăng 8,34%. Không nằm trong các nhóm hàng hóa tính chỉ số giá, nhưng trong tháng 5, giá vàng cũng giảm 2,27% trong khi chỉ số giá đôla Mỹ tăng 0,06% so với tháng trước.

Với 2 đợt điều chỉnh liên tiếp của giá xăng dầu trong tháng 4 và tháng 5, chỉ số giá của các dịch vụ giao thông - vận tải tăng 1,32%, là nhóm tăng giá lớn thứ 2 trong 11 nhóm hàng tính CPI, sau hàng hóa và dịch vụ khác. đây là nhóm mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong tháng 4. Tuy nhiên, do bị chi phối lớn bởi mức giảm nhẹ của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm quyền số tới 40% trong rổ hàng tính giá) nên CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%, trong đó, giá lương thực giảm mạnh nhất, lên tới 0,54%. Nhà ở - vật liệu xây dựng là nhóm còn lại trong 11 chỉ tiêu tính CPI giảm trong tháng này với mức gần 1%.

Cùng với giao thông (tăng giá 1,32%), hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh nhất khi cộng thêm tới 3,09% vào chỉ số giá. So với cùng kỳ năm ngoái, đây là nhóm có mức tăng lớn thứ hai trong rổ hàng hóa, dịch vụ khi cộng thêm tới gần 11,47%, chỉ sau nhóm giáo dục với 17,68%. Các nhóm hàng còn lại đều dao động ở mức thấp, riêng bưu chính viễn thông có chỉ số giá không đổi so với tháng 4.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng này vừa giảm lãi suất trên thị trường mở thêm 100 điểm cơ bản nữa (1%) kể từ sau lần cuối hồi tháng Ba năm nay, đưa lãi suất tái chiết khấu hiện nay ở mức 9% và lãi suất huy động vốn xuống mức 11%.Nhưng thực tế các ngân hàng thương mai đang dâng cao lãi suất huy động dài hạn đến 14% năm điều này cho thấy các ngân hàng đã không thực hiện việc giảm lãi suất vay dài hạn cho các khoản nợ cũ mà các doanh nghiệp đã và đang phải trả lãi suất cao hàng tháng? Mong rằng NHNN cần có quy định siết chặt lãi suất đầu ra với biên lãi suất không được quá 2 đến 2,5% nhưng đầu huy động cũng cần quy định không quá 11% năm các khaonr gửi dài hạn.

Mặc dù tháng 5/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tổng số tiền thực chất của gói hỗ tài chính (chủ yếu là các biện pháp về thuế) cho DN theo Nghị quyết 13/NQ-CP vào khoảng 9489, 5 tọ· đồng gồm:

- Giãn thuế giá trị gia tăng phải nộp của quý II/2012 trong 6 tháng (Bộ Tài chính ước tính là 12.300 tọ· đồng). Điều này tương đương với việc Nhà nước cho các DN này vay số tiền trên trong thời hạn 6 tháng mà không lấy lãi. Nếu DN phải vay ngân hàng số tiền trên với lãi suất 18 % thì số lãi phải trả ước tính là 1.107 tọ·. Ngoài ra các DN này và các DN sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy, sản xuất thép, xi măng được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN của năm 2011 trong thời gian 9 tháng, ước tính số thuế được giãn là 3.500 tọ·. Tính toán tương tự trên thì số tiền DN được hỗ trợ là 472,5 tọ· đồng.

- Giảm 30% số thuế thu nhập phải nộp của các DN vừa và nhọ, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN trong năm 2012 cho một số đối tượng, miễn thuế môn bài cho các hộ đánh bắt hải sản, sản xuất muối. Tổng số tiền được miễn, giảm của các khoản này ước tính là 4.100 tọ· đồng.

- Số tiền miễn giảm 50% tiền thuê đất cho DN theo Quyết định số 2093/Qđ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ có bổ sung thêm các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, ước tính vào khoảng 1.500 tọ· đồng.

+ Dự kiến thực hiện các biện pháp tăng chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn khoảng 2.670 tọ· đồng.

Theo các chuyên gia, về tổng quan, những mục tiêu của Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 đã đạt được như kiềm chế lạm phát, giảm thâm hụt thương mại, giữ ổn định tọ· giá và giảm bội chi ngân sách. Do đó, sự suy giảm kinh tế có thể coi là tác dụng phụ và tình hình vẫn trong vòng kiểm soát nên cần cẩn trọng giải quyết. Khó khăn của các DN hiện nay một phần do chính sách vĩ mô những năm gần đây biến động khó lưọng, phần khác do việc theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà ít chú trọng đến nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cả nền kinh tế và bản thân các DN. Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ DN là rất cần thiết nhằm chia sẻ những khó khăn mà các DN đang gặp phải. 
 
Tuy nhiên, bản thân các DN cũng cần phải tự điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình nhằm từng bước thích nghi với bối cảnh kinh tế mới. Duy trì chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán là điều mà chính phủ cần làm để thực hiện thành công quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế. đặc biệt là khi tái cấu trúc các DNNN thì vấn đề cần tái đầu tiên là phải công khai minh bạch về tài chính và trách nhiệm của người đứng đầu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vĩnh Khang
Ý kiến bạn đọc
SẼ KHÔNG CÓ LÃI KHủNG NẾUNHNN SỊM ÁP Dọ¤NG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO TẤT CẢ CÁC đọI TƯọ¢NG

Trong thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước liên tục nhiều lần hạ mức trần lãi suất huy động đến nay chỉ còn 9% đây là động thái tích cực trong việc ổn tiền tệ và chống lạm phát. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước đến nay chỉ quy định áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên cho 4 đối tượng mà không áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì việc thực hiện trên chỉ là làm lợi cho các ngân hàng thương mại mà thôi, đó là nguyên nhân dẫn đến lãi khủng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chúng ta biết khi ngân hàng hạ lãi suất trần huy động, đối với các doanh nghiệp đã và đang vay ngân hàng được xem xét gia hạn nợ, nhưng mức lãi suất cho vay không giảm vẫn duy trì ở mức 20%, chỉ có một số ngân hàng thực hiện giảm mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể ở mức 17% trở lên. Rõ ràng chúng ta thấy mức trần lãi suất huy động 9%, cho vay mức lãi gấp đôi thì đương nhiên ngân hàng lãi khủng là đúng, dân gian thưọng nói ngồi mát ăn bát vàng, Ngân hàng nhà nước cần suy nghĩ "ngân hàng thương mại kinh doanh lãi được hưởng toàn bộ, đến khi phát sinh nợ xấu bắt nhà nước phải chịu là hoàn toàn vô lý".Hiện nay hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm ,đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn để tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý .Nếu Ngân hàng nhà nước kịp thời áp dụng trần lãi suất vay rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì chắc chắn không có tình trạng nợ khủng hiện nay ở các ngân hàng thương mại. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,322
  • Tổng lượt truy cập41,128,125
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây